Cập nhật tin tức nóng hổi

Trước giờ khai mở kỳ án tử tù Hồ Huy Hải, một "kỳ án thấu trời xanh"

Vụ án xảy ra vào tối ngày 13/1/2008 tại bưu điện Cầu Voi, ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Đêm định mệnh đó, hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi tên Nguyễn Thị Ánh Hồng (sinh năm 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (sinh năm 1987) bị giết bằng cách cắt cổ.
Trước giờ khai mở kỳ án tử tù Hồ Huy Hải, một "kỳ án thấu trời xanh"
Năm 2008, nghi phạm Hồ Duy Hải (sinh năm 1985) bị bắt giam khẩn cấp ngay sau đó và bị cơ quan điều tra kết luận phạm tội.

Qua hai lần xử cấp tòa Sơ thẩm (năm 2008 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An) và tòa Phúc thẩm (năm 2009 tại Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TPHCM), Hồ Duy Hải bị kết án tử hình.

Suốt từ năm 2009 đến nay, Mẹ và gia đình bị can Hồ Duy Hải liên tục kêu oan.

Năm 2011, Viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình quyết định không kháng nghị vụ án, và các cấp ngành trình Chủ tịch Nước bác đơn xin ân xá của Hồ Duy Hải. Năm 2014, đúng thời điểm thi hành án tử hình Hồ Duy Hải thì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra lệnh tạm dừng thi hành án tử hình đối với tử tội Hồ Duy Hải, việc này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành Tòa án Việt Nam.

Năm 2019, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí - người từng giữ vị trí Thư ký của ông Bảy Thanh (Nguyên Chủ tịch UBND TPHCM), người vốn được Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và các cao lão đề bạt vào vị trí chính yếu của ngành nội chính - kiểm sát án tại Việt Nam đã ban hành Kháng nghị Giám đốc thẩm vụ án sau khi nhận được đề nghị xem xét giải quyết đảm bảo đúng pháp luật vụ án từ Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (tháng 7/2019).

Căn cứ đề nghị Kháng nghị Giám đốc Thẩm vì Đây là một vụ án có nhiều sai sót nghiêm trọng về tư pháp: thay đổi vật chứng; bỏ sót các chứng cứ pháp y như vân tay, vết máu tại hiện trường; bỏ qua một số bản khai cung không nhận tội của bị cáo; nhiều bản cung bị ngụy tạo và vật chứng bị thay đổi...

5 người tham gia điều tra, xét xử đã qua đời

Trọng án Hồ Duy Hải ngoài những tình tiết ly kỳ về mặt sai sót và số phận của một tử tù được kêu oan thống thiết lay động lòng người, cũng cần nhắc rằng vụ án này có điểm còn kỳ lạ bội phần, đó là 4 điều tra viên và 1 kiểm sát viên liên quan đến vụ án đều bị qua đời.

  • (1) Điều tra viên: Lê Thành Trung, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi (ngày 14/1/2008).
  • (2) Thượng tá Phạm Văn Tiến, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người kí lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải (ngày 21/3/2008) chết đột tử.
  • (3) Công an viên Nguyễn Văn Hải (còn gọi là Nguyễn Thanh Hải) của xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An chết đột tử.
  • (4) Công an viên Huỳnh Văn Minh của xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
  • (5) Kiểm Sát Viên cao cấp thuộc Viện Kiểm Sát Phúc Thẩm, Viện Kiểm Sát Tối Cao tại TP.HCM ông Trần Ngọc Lẫm - người giữ quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xử Hồ Duy Hải chết đột tử.

Tất cả đều đã chết!

Nếu tính luôn ông Trần Đại Quang - người từng nhiều năm giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Công An (từ 03/08/2011 đến ngày 08/04/2016), người nhận được rất nhiều đơn kêu oan từ gia đình Hồ Duy Hải, thì đến nay ông Trần Đại Quang cũng qua đời.

Định mệnh

Điều đặc biệt là vụ án này trải qua đến 4 đời Chủ tịch Nước. Trong đó, 2 Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng chính là 2 người đã quyết định quan trọng nhất - giữ lại mạng sống của người tù kêu oan ức thấu trời xanh, chờ ngày cơ quan tòa án và công tố tái định đoạt lại số phận của 1 chàng thanh niên kỳ lạ!

Ngày mai sẽ là ngày định mệnh khi số phận một tử tù được bắt đầu định đoạt lại!

Và vụ án này chắc chắn sẽ trở thành một án lệ của lịch sử ngành điều tra tố tụng Việt Nam.

Bản án cuối cùng sẽ định đoạt không chỉ số phận Hồ Duy Hải, mà nó cũng định đoạt sự bí ẩn phía sau những trang hồ sơ luận tội đầy mâu thuẫn nhằm đưa 3 con người vào cái chết trong oan ức (Hồ Duy Hải và 2 nạn nhân nữ). Nó mở ra một chương mới trong ngành tòa án Việt Nam, nâng cao giá trị nhân quyền và tính khách quan trong hoạt động điều tra xét xử.

Các nguyên tắc của án lệ thế giới như: nguyên tắc "trọng chứng không trọng cung", nguyên tắc "suy đoán vô tội" liệu có được Chánh tòa Nguyễn Hòa Bình áp dụng trong vụ trọng án này hay không ?

Tất cả đều phải chờ ngày mai!

Vụ án này, phải gọi là KỲ ÁN THẤU TRỜI XANH

Và tôi tin, Luật Nhân quả là có thật, những ai cố tình "đổi trắng thay đen" sẽ phải đền tội !!!
Đêm nay, sẽ có nhiều người phải mất ngủ !!!
----
Theo FB Nguyễn Tường Minh , , ,

No comments:

Post a Comment