Cập nhật tin tức nóng hổi

Nỗi cay đắng của các doanh nghiệp “hậu covid-19“

So với nhiều quốc gia, có lẽ Việt Nam mình chịu thiệt hại về kinh tế do đại dịch CoVid 19 không quá nặng nề. Song, nói vậy chứ nó cũng đã quá kinh khủng nếu so với các lần khủng hoảng kinh tế thế giới hoặc châu Á trước đây mà chúng ta nếm trải. Trong đó, thiệt hại nhất lần này có lẽ phải kể đến là ngành du lịch, hàng không và vận tải nói chung...
Ảnh minh họa

Ấy thế mà không hiểu thế nào, cái ông Tổng cục Du lịch nhà ta lại dám “trát” công văn vô tư đi xin các hãng hàng không tài trợ 400 vé máy bay để giúp Tổng cục nọ đi “kích cầu du lịch”thì đúng là có 1 không có 2 trên trái đất!

Tôi đánh giá cao sự chỉ đạo tức thời của lãnh đạo bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch xung quanh việc yêu cầu Tổng cục Du lịch giải trình ngay sự vụ trước công luận. Tổng cục DL cũng đã tổ chức họp báo, rút công văn lại và xin lỗi các hãng hàng không.

Thật là muối mặt cho một bộ mang danh là Văn hoá mà chả thấy văn hoá chỗ nào khi để “ông con” của họ đi “xin đểu” doanh nghiệp vào cái lúc các hãng hàng không vừa qua cơn thập tử nhất sinh, hiện mới thoát khỏi cảnh phải thở bằng cái từ gì bên ngành y họ hay dùng qua nay trong công cuộc chiến đấu chống lại Covid-19 nhỉ?

Ờ, đó là ECMO. Nó giúp cho bệnh nhân sống được là nhờ có phổi nhân tạo và tim nhân tạo.

Việc Việt Nam đến hôm nay đã qua 50 ngày không có người lây nhiễm trong công đồng đã giúp ngành hàng không khỏi phải sống dặt dẹo bằng máy” ECMO “. Thế nhưng, với các hãng, họ cũng vẫn như anh ngồi trên đống lửa vì vốn vay mua hoặc thuê máy bay vẫn là mối lo còn rất lâu mới thoát ra được. Máy bay nhiều thì vay vốn nhiều, máy bay ít thì vốn vay ít.

Ngay như Hãng hàng không non trẻ là Bamboo AirWey, dù chỉ mới có 16 chiếc đi nữa thì họ cũng phải đi vay cả tỷ đô chứ đâu có ít gì. Vậy mà sao Tổng cục Du lịch lại nỡ lòng nào xin họ 100 vé cho cán bộ tổng cục đi kích cầu du lịch là thế nào?

Rồi ngay cả cái cách xin theo lối bổ đầu cũng không ổn chút nào. Anh VN Airline thì có 116 máy bay, lại là hãng Hàng không được bú mẹ Nhà nước ít nhiều thì xin có 200 vé. Đằng này người ta chỉ bằng số lẻ máy bay của anh (16 chiếc) mà sao lại đi xin những 100 vé?

Anh là cơ quan quản lý nhà nước, muốn đi làm công tác kích cầu gì gì thì nên dùng tiền nhà nước mà đi, hà cớ gì đi “xin đểu“ như thế để rồi khiến các hãng cay đắng không biết làm sao để thoái thác.

Cũng may, trong số họ còn có anh Trịnh Văn Quyết FLC, tuy hơi gày chút nhưng rất mạnh mẽ. Anh chính là chủ của hãng hàng không Bambo. BB không hiểu sao có ai đó và bằng cách nào đó xì ra chuyện này (cũng có thể chỉ do lính của anh đã ”vô tình” ). Nhờ vậy nên cả nước mới biết chuyện.

Kể ra thì đây cũng là sự “may mắn” đã để nhiều người hiểu thêm về nỗi thống khổ của họ lâu nay khi bị dồn đến chân tường thì chúng ta mới được biết...

Lâu nay họ thực ra ấm ức quen rồi nhưng phải nhịn. Nay, vì kinh tế bết bát, họ ức quá nên mới như vậy.

Tôi không tin Tổng cục Du lịch họ sẽ dùng 400 vé máy bay này để đi công tác, “giúp ngành du lịch hồi phục“ như cũ mà nhiều khả năng là dùng cho người thân đi nghỉ mát, tranh thủ xin được chỗ nghỉ của các khách sạn đang ế khách cũng nên (!!!).

Tôi chưa dám khẳng định điều này đúng /sai ra sao nhưng Tổng cục Du lịch hiện nằm trong bộ Văn Thể Du, họ không thế có đông CBCCVC đến như vậy. Vì thế, nếu không dùng cho việc riêng hoàn toàn thì cũng là công tư lẫn lộn, lấy cớ vậy để kết hợp chuyện riêng?

Từ câu chuyện nói trên, tôi cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp vẫn là anh khổ cực nhất vì luôn phải chịu cảnh nhiều cơ quan công quyền đến nhũng nhiễu, hỏi thăm, xin xỏ đủ thứ. Họ phải đóng góp theo lối nín nhịn và ai cũng có quyền, từ lớn đến nhỏ trát công văn xin tài trợ.

Có lẽ trong chuyện này, các hãng hàng không, các doanh nghiệp cũng nên ngầm cám ơn anh Quyết đã “thay lời muốn nói”.

Kiếp sau xin chớ có làm doanh nghiệp các vị nhé! Cứ cho con xin làm ở các cơ quan công quyền, lương tuy eo hẹp (về hình thức) nhưng bổng lộc nhiều lắm lắm, không sợ đói đâu ạ. Vì nếu có đói thì đã có các doanh nghiệp họ lo lót, sống vẫn khoẻ mà!

Quốc Phong , ,

No comments:

Post a Comment