Cập nhật tin tức nóng hổi

Đề xuất lùi thời hạn nâng chuẩn giáo viên

Chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 6 Quốc hội (QH) khóa XIV, sáng 2-10, Thường trực Đoàn Đại biểu QH TP HCM đã tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Chủ trì hội thảo là bà Văn Thị Bạch Tuyết – Thành ủy viên, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu QH TP HCM.  Tại hội thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Phương Thảo đề xuất lùi thời hạn hoàn thành lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên (GV) mầm non (lên CĐ) và tiểu học (lên ĐH) đến hết năm 2028 hoặc 2030. “Việc thực hiện gấp rút từ đây đến năm 2026 như quy định liệu có kịp không, có bảo đảm chất lượng? Ở TP khả thi nhưng ở các địa phương khác liệu có ổn? Theo tôi, còn nhiều khó khăn trong việc này, còn những người chưa được đào tạo kịp sẽ ra sao?” – bà Thảo trăn trở.  Bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng GV tiểu học tốt nghiệp các trường dân lập. Theo lộ trình, GV tiểu học đến năm 2026 phải có bằng ĐH nhưng vẫn còn nhiều trường dân lập đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học. Do đó, bà kiến nghị chỉ nên cho các trường ĐH công lập đào tạo sư phạm. “Chúng tôi cảm thấy rất e ngại vì các trường phải trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực đó. Khi đã tuyển dụng được rồi, chất lượng như thế nào các trường không thể can thiệp được” – bà Thúy nói. Ngoài ra, việc cho liên thông dễ dãi từ trung cấp lên CĐ, ĐH mà không quy định kinh nghiệm làm việc trước khi học liên thông cũng khiến ảnh hưởng chất lượng GV.  Theo luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP HCM, việc đưa khoản “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền” vào điều 69 (các hành vi nhà giáo không được làm) là điều không nên vì làm xấu hình ảnh người thầy. Bà Hòa cho rằng đây không phải là hiện tượng phổ biến mà chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. “Mỗi lần nhắc đến chuyện dạy thêm, học thêm, không ít GV nước mắt lưng tròng, ngậm ngùi về nghề giáo. Ép buộc học sinh là như thế nào, cần phải nói rõ. Tôi nghĩ đưa quy định này vào luật sẽ làm tổn thương các nhà giáo” – bà Hòa cho hay.  Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, nói rằng Luật Giáo dục (sửa đổi) không hề nhắc đến dạy ngôn ngữ cho trẻ em mầm non. “Cần chú trọng giáo dục ngôn ngữ đối với trẻ em mầm non vì thời gian gần đây, quá nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi cũng đề xuất đưa việc đào tạo trẻ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ vào các điều luật” – bà nói.
Các đại biểu góp ý dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) sáng 2-10

Chủ trì hội thảo là bà Văn Thị Bạch Tuyết – Thành ủy viên, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu QH TP HCM.

Tại hội thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM Phạm Phương Thảo đề xuất lùi thời hạn hoàn thành lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên (GV) mầm non (lên CĐ) và tiểu học (lên ĐH) đến hết năm 2028 hoặc 2030. “Việc thực hiện gấp rút từ đây đến năm 2026 như quy định liệu có kịp không, có bảo đảm chất lượng? Ở TP khả thi nhưng ở các địa phương khác liệu có ổn? Theo tôi, còn nhiều khó khăn trong việc này, còn những người chưa được đào tạo kịp sẽ ra sao?” – bà Thảo trăn trở.

Xem thêm: Tố cáo Hiệu trưởng, phụ huynh bị dọa… cho vào tù

Bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng bày tỏ sự lo lắng về chất lượng GV tiểu học tốt nghiệp các trường dân lập. Theo lộ trình, GV tiểu học đến năm 2026 phải có bằng ĐH nhưng vẫn còn nhiều trường dân lập đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học. Do đó, bà kiến nghị chỉ nên cho các trường ĐH công lập đào tạo sư phạm. “Chúng tôi cảm thấy rất e ngại vì các trường phải trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực đó. Khi đã tuyển dụng được rồi, chất lượng như thế nào các trường không thể can thiệp được” – bà Thúy nói. Ngoài ra, việc cho liên thông dễ dãi từ trung cấp lên CĐ, ĐH mà không quy định kinh nghiệm làm việc trước khi học liên thông cũng khiến ảnh hưởng chất lượng GV.

Theo luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn Luật sư TP HCM, việc đưa khoản “ép buộc học sinh học thêm để thu tiền” vào điều 69 (các hành vi nhà giáo không được làm) là điều không nên vì làm xấu hình ảnh người thầy. Bà Hòa cho rằng đây không phải là hiện tượng phổ biến mà chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. “Mỗi lần nhắc đến chuyện dạy thêm, học thêm, không ít GV nước mắt lưng tròng, ngậm ngùi về nghề giáo. Ép buộc học sinh là như thế nào, cần phải nói rõ. Tôi nghĩ đưa quy định này vào luật sẽ làm tổn thương các nhà giáo” – bà Hòa cho hay.

Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, nói rằng Luật Giáo dục (sửa đổi) không hề nhắc đến dạy ngôn ngữ cho trẻ em mầm non. “Cần chú trọng giáo dục ngôn ngữ đối với trẻ em mầm non vì thời gian gần đây, quá nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi cũng đề xuất đưa việc đào tạo trẻ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ vào các điều luật” – bà nói.

Nguồn Nld
,

No comments:

Post a Comment