Việc UBND TP Cần Thơ vừa quyết định xử phạt hành chính 90 triệu đồng với anh Nguyễn Cà Rê gây xôn xao dư luận. Vì sao chỉ đổi 100 USD mà mức xử phạt lớn như vậy?
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Ngoài mạng lưới vài chục ngàn điểm giao dịch của ngân hàng thương mại, cả nước còn có 580 điểm thu đổi ngoại tệ được cấp phép.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh (vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước)
Ông Nguyễn Hoàng Minh – phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM – nói:
– Nghị định 96/2014 của Chính phủ quy định mức phạt dựa trên hành vi mua bán ngoại tệ trái phép chứ không căn cứ trên số ngoại tệ mua bán. Cụ thể cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có giấy phép có thể bị phạt từ 80-100 triệu đồng.
* Nhiều người cho rằng mức xử phạt như vậy là quá nặng?
– Mức xử phạt theo nghị định 96 đã tăng nặng so với nghị định 202 nhằm thắt chặt kiểm soát trong lĩnh vực ngoại hối. Đó cũng là một trong các biện pháp chống đôla hóa nền kinh tế. Trước đây, mức xử phạt theo nghị định 202 nhẹ hơn và không áp dụng hình phạt bổ sung, do vậy không đủ sức răn đe. Thị trường ngoại tệ, vàng khi ấy thường xuyên nóng lạnh thất thường, gây tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát.
Do vậy Chính phủ ban hành nghị định 96 tăng nặng mức xử phạt nhằm răn đe và áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ hoặc tiền Việt quy đổi.
* Hiện người sở hữu USD khá lo lắng sau vụ xử phạt trên. Vậy nếu có nhu cầu đổi ra tiền Việt họ phải bán USD ở đâu?
– Quy định là người dân có quyền sở hữu ngoại tệ nhưng chỉ được bán tại những nơi được quy định như chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng, hoặc các quầy thu đổi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Trên địa bàn TP.HCM hiện có các đại lý thu đổi ngoại tệ đặt tại khách sạn 3 sao trở lên, siêu thị, văn phòng bán vé hàng không nước ngoài, sân bay, các trung tâm thương mại… ở khu vực trung tâm, nơi tập trung đông du khách nước ngoài.
Vì ngoại tệ do Nhà nước tập trung quản lý, do vậy, ngoài việc bán đúng nơi quy định, người dân chỉ được mua ngoại tệ khi đi du lịch, chữa bệnh, du học… ở nước ngoài và phải có giấy tờ chứng minh. Ngân hàng không bán ngoại tệ để người dân cất giữ hoặc thanh toán. Ngay các đại lý thu đổi ngoại tệ được phép, chỉ được mua USD sau đó bán lại cho ngân hàng chứ không được phép bán USD cho dân.
Tuy nhiên, có thực tế người dân thích bán ngoại tệ cho tiệm vàng do giá mua nhỉnh hơn tại ngân hàng, còn mua USD tại các tiệm vàng cũng dễ hơn vì không đòi hỏi giấy tờ và không giới hạn số lượng, nhưng việc đó là vi phạm pháp luật.
* Giao dịch ngoại tệ tại tiệm vàng người dân sẽ gặp rủi ro gì, thưa ông?
– Hiện chỉ có số ít tiệm vàng được cấp phép mua bán ngoại tệ. Do vậy mua bán USD với tiệm vàng người dân sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu bị cơ quan công an phát hiện.
Người dân cần cân nhắc kỹ vì cái lợi của việc bán USD cho tiệm vàng tính ra rất nhỏ so với rủi ro phải chịu nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt. Ngoài ra mua bán với các tiệm vàng hoặc thị trường tự do, người dân còn đối mặt với rủi ro như tiền giả, nguồn gốc không hợp pháp…
* Dấu hiệu nào để người dân nhận biết tiệm vàng nào được phép mua bán ngoại tệ, thưa ông?
– Các đại lý thu đổi ngoại tệ, tiệm vàng được cấp phép đều có treo bảng ghi rõ là đại lý thu đổi ngoại tệ và tên ngân hàng ủy nhiệm… Người dân có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để nhận biết. Nếu ở xa khu vực trung tâm, người dân có thể đến các chi nhánh ngân hàng để giao dịch.
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Tin trong nước
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM – Ảnh: TỰ TRUNG
Ngoài mạng lưới vài chục ngàn điểm giao dịch của ngân hàng thương mại, cả nước còn có 580 điểm thu đổi ngoại tệ được cấp phép.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh (vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước)
Ông Nguyễn Hoàng Minh – phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM – nói:
– Nghị định 96/2014 của Chính phủ quy định mức phạt dựa trên hành vi mua bán ngoại tệ trái phép chứ không căn cứ trên số ngoại tệ mua bán. Cụ thể cá nhân, tổ chức đổi ngoại tệ tại nơi không có giấy phép có thể bị phạt từ 80-100 triệu đồng.
* Nhiều người cho rằng mức xử phạt như vậy là quá nặng?
– Mức xử phạt theo nghị định 96 đã tăng nặng so với nghị định 202 nhằm thắt chặt kiểm soát trong lĩnh vực ngoại hối. Đó cũng là một trong các biện pháp chống đôla hóa nền kinh tế. Trước đây, mức xử phạt theo nghị định 202 nhẹ hơn và không áp dụng hình phạt bổ sung, do vậy không đủ sức răn đe. Thị trường ngoại tệ, vàng khi ấy thường xuyên nóng lạnh thất thường, gây tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát.
Do vậy Chính phủ ban hành nghị định 96 tăng nặng mức xử phạt nhằm răn đe và áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số ngoại tệ hoặc tiền Việt quy đổi.
* Hiện người sở hữu USD khá lo lắng sau vụ xử phạt trên. Vậy nếu có nhu cầu đổi ra tiền Việt họ phải bán USD ở đâu?
– Quy định là người dân có quyền sở hữu ngoại tệ nhưng chỉ được bán tại những nơi được quy định như chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng, hoặc các quầy thu đổi được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.
Trên địa bàn TP.HCM hiện có các đại lý thu đổi ngoại tệ đặt tại khách sạn 3 sao trở lên, siêu thị, văn phòng bán vé hàng không nước ngoài, sân bay, các trung tâm thương mại… ở khu vực trung tâm, nơi tập trung đông du khách nước ngoài.
Vì ngoại tệ do Nhà nước tập trung quản lý, do vậy, ngoài việc bán đúng nơi quy định, người dân chỉ được mua ngoại tệ khi đi du lịch, chữa bệnh, du học… ở nước ngoài và phải có giấy tờ chứng minh. Ngân hàng không bán ngoại tệ để người dân cất giữ hoặc thanh toán. Ngay các đại lý thu đổi ngoại tệ được phép, chỉ được mua USD sau đó bán lại cho ngân hàng chứ không được phép bán USD cho dân.
Tuy nhiên, có thực tế người dân thích bán ngoại tệ cho tiệm vàng do giá mua nhỉnh hơn tại ngân hàng, còn mua USD tại các tiệm vàng cũng dễ hơn vì không đòi hỏi giấy tờ và không giới hạn số lượng, nhưng việc đó là vi phạm pháp luật.
* Giao dịch ngoại tệ tại tiệm vàng người dân sẽ gặp rủi ro gì, thưa ông?
– Hiện chỉ có số ít tiệm vàng được cấp phép mua bán ngoại tệ. Do vậy mua bán USD với tiệm vàng người dân sẽ gặp rủi ro rất lớn nếu bị cơ quan công an phát hiện.
Người dân cần cân nhắc kỹ vì cái lợi của việc bán USD cho tiệm vàng tính ra rất nhỏ so với rủi ro phải chịu nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, xử phạt. Ngoài ra mua bán với các tiệm vàng hoặc thị trường tự do, người dân còn đối mặt với rủi ro như tiền giả, nguồn gốc không hợp pháp…
* Dấu hiệu nào để người dân nhận biết tiệm vàng nào được phép mua bán ngoại tệ, thưa ông?
– Các đại lý thu đổi ngoại tệ, tiệm vàng được cấp phép đều có treo bảng ghi rõ là đại lý thu đổi ngoại tệ và tên ngân hàng ủy nhiệm… Người dân có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để nhận biết. Nếu ở xa khu vực trung tâm, người dân có thể đến các chi nhánh ngân hàng để giao dịch.
No comments:
Post a Comment