Mấy ngày gần đây, câu chuyện Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất với tỉ lệ 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang thu hút được rất nhiều ý kiến bàn luận từ xã hội. Đánh giá một cách khách quan, đây chính là thời cơ vô cùng tốt để chúng ta nhất thể hoá vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít lo lắng về sự hợp nhất hai vị trí vào một người này.
Nhất thể hoá là câu chuyện được giới chuyên gia nghiên cứu về chính trị bàn luận đã lâu. Và theo sự thống nhất của nhiều người thì đây là con đường tất yếu mà chúng ta phải đi. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, nhiều cấp, nhiều ngành đã tiến hành việc hợp nhất các vị trí tương đương trong Đảng và Chính quyền.
Tin liên quan: Bước ngoặt lịch sử chính trị Việt Nam
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, việc để chiếc ghế Chủ tịch nước và Tổng bí thư do một người nắm giữ vẫn là điều khiến không ít người băn khoăn. Một cách khách quan, đây vẫn là câu chuyện khá “bất ngờ” đối với chúng ta ở thời điểm này (hay ít nhất là đến trước khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần). Như đã nói, việc hợp nhất hai vị trí làm một là điều tất yếu nhưng cần có lộ trình từ từ.
Rõ ràng, đây là một vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm. Theo lời của các nhóm đối lập, việc Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước sẽ tạo ra một “đế chế” riêng cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù vẫn biết những bài viết của các đối tượng chống đối đã được lồng ghép vào đó không ít ý kiến chủ quan, mang tính định hướng tiêu cực của họ. Vậy nhưng ở một vài góc độ, chúng ta cũng không thể phủ nhận việc để một người kiêm cả hai chức danh trong bộ “tứ trụ chiều đình” sẽ tạo ra một cuộc biến động lớn về quyền lực trong giới chính trị.
Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu trong một lần tiếp xúc cử tri tại Hà Nội về ý kiến không nên tiếp tục tổ chức Hội đồng nhân dân: “Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của chính quyền địa phương”.
Suy cho cùng, vấn đề cân bằng quyền lực trong bộ máy nhà nước vẫn là điều mà chúng ta cần phải bàn luận. Nếu quyền lực bị xé lẻ cho nhiều người thì nó sẽ manh mún, khó có sự liên kết, thậm chí sẽ nảy sinh chuyện chia bè, kéo cánh gây cản trở cho các hoạt động của đất nước. Ngược lại, nếu quyền lực nằm vào hết trong tay của một người thì sự chuyên quyền, độc đoán là một điều rất dễ xảy ra.
Với tình hình nước ta hiện nay, khi chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm thì rõ ràng việc ai là người kiểm soát quyền lực của người đó vẫn là câu chuyện rất rắc rối.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nào khẳng định tất cả những người tiếp theo – người sẽ nắm giữ hai vị trí Chủ tịch và Bí thư – sẽ được như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi mà chuyện giao quyền lực cho kẻ không đủ nhân cách diễn ra thì đây sẽ là một thảm hoạ lớn. Chúng ta nên biết, tổ chức cán bộ vẫn là một khâu vô cùng yếu của nhà nước ta. Mặc dù chúng ta có một hệ thống quy trình vô cùng lằng nhằng, phức tạp khi đánh giá cán bộ nhưng những lỗ hổng rất lớn vẫn còn tồn tại. Để rồi sau đó, những người từng thuộc Bộ Chính trị, những quan chức cấp cao đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương bị ngã ngựa vì tham nhũng, tiêu cực cũng không phải là ít. Đó là chưa kể, câu chuyện sức khoẻ của cán bộ lãnh đạo đang là vấn đề cực lớn của chúng ta. Chỉ riêng việc cố Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời đột ngột đã gây ra một cú hẫng lớn về chính trị, nếu hai trong bốn vị trí “tứ trụ” cùng có vấn đề về sức khoẻ thì đây chắc chắn sẽ là điều rắc rối lớn. Vì vậy, có lẽ chúng ta cần có một cơ chế linh hoạt, một quy định mềm dẻo liên quan đến việc lựa chọn người ngồi vào vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước, không nên quá vội vã ấn định người làm Tổng bí thư sẽ chính là Chủ tịch nước.
Quyền lực rất dễ làm tha hoá con người. Vì vậy, trước khi gia quyền lực tối cao của đất nước vào tay một người nào đó cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng, đừng để như Liên Xô bị mất cả chế độ vì bàn tay Gorbachev.
Nguồn Butdanh
Chính trị
,
Tin trong nước
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nhất thể hoá là câu chuyện được giới chuyên gia nghiên cứu về chính trị bàn luận đã lâu. Và theo sự thống nhất của nhiều người thì đây là con đường tất yếu mà chúng ta phải đi. Trên thực tế, trong thời gian vừa qua, nhiều cấp, nhiều ngành đã tiến hành việc hợp nhất các vị trí tương đương trong Đảng và Chính quyền.
Tin liên quan: Bước ngoặt lịch sử chính trị Việt Nam
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, việc để chiếc ghế Chủ tịch nước và Tổng bí thư do một người nắm giữ vẫn là điều khiến không ít người băn khoăn. Một cách khách quan, đây vẫn là câu chuyện khá “bất ngờ” đối với chúng ta ở thời điểm này (hay ít nhất là đến trước khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần). Như đã nói, việc hợp nhất hai vị trí làm một là điều tất yếu nhưng cần có lộ trình từ từ.
Kiểm soát quyền lực: vẫn là điều băn khoăn
Không khó để thấy, ngay khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, một số trang Blog đã đưa ra dự báo về sự “đăng cơ” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Và dĩ nhiên, trong số những nguồn tin này, có không ít nguồn tin là từ cơ quan ngôn luận không chính thống, thậm chí là từ các trang tuyên truyền của nhóm những người đối lập chính trị.Rõ ràng, đây là một vấn đề chính trị vô cùng nhạy cảm. Theo lời của các nhóm đối lập, việc Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước sẽ tạo ra một “đế chế” riêng cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Dù vẫn biết những bài viết của các đối tượng chống đối đã được lồng ghép vào đó không ít ý kiến chủ quan, mang tính định hướng tiêu cực của họ. Vậy nhưng ở một vài góc độ, chúng ta cũng không thể phủ nhận việc để một người kiêm cả hai chức danh trong bộ “tứ trụ chiều đình” sẽ tạo ra một cuộc biến động lớn về quyền lực trong giới chính trị.
Như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu trong một lần tiếp xúc cử tri tại Hà Nội về ý kiến không nên tiếp tục tổ chức Hội đồng nhân dân: “Đây là vấn đề đã được Trung ương bàn nhiều lần. Một số tỉnh, thành cũng đã tổ chức thí điểm không tổ chức HĐND ở một số nơi. Nhưng thực tế nhân dân là người làm chủ, ở đâu có nhà nước ở đó phải có giám sát của nhân dân. Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát ông? Ở Trung ương thì Quốc hội giám sát Chính phủ, còn ở địa phương HĐND giám sát hoạt động của chính quyền địa phương”.
Suy cho cùng, vấn đề cân bằng quyền lực trong bộ máy nhà nước vẫn là điều mà chúng ta cần phải bàn luận. Nếu quyền lực bị xé lẻ cho nhiều người thì nó sẽ manh mún, khó có sự liên kết, thậm chí sẽ nảy sinh chuyện chia bè, kéo cánh gây cản trở cho các hoạt động của đất nước. Ngược lại, nếu quyền lực nằm vào hết trong tay của một người thì sự chuyên quyền, độc đoán là một điều rất dễ xảy ra.
Với tình hình nước ta hiện nay, khi chức danh Chủ tịch nước và Tổng bí thư do cùng một người đảm nhiệm thì rõ ràng việc ai là người kiểm soát quyền lực của người đó vẫn là câu chuyện rất rắc rối.
Mấu chốt vẫn là vấn đề con người
Với việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu để bầu vào vị trí Chủ tịch nước, tôi không có nhiều lăn tăn quá lớn. Vì nếu nhìn cả quá trình công tác của Tổng bí thư, chúng ta có thể khẳng định ông là một người có tâm, có tầm và xứng đáng là một người đứng đầu Đảng, đứng đầu Chính quyền. Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn vị trí Chủ tịch nước sẽ là bước ngoặt chính trị lớn của chúng ta.Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể nào khẳng định tất cả những người tiếp theo – người sẽ nắm giữ hai vị trí Chủ tịch và Bí thư – sẽ được như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi mà chuyện giao quyền lực cho kẻ không đủ nhân cách diễn ra thì đây sẽ là một thảm hoạ lớn. Chúng ta nên biết, tổ chức cán bộ vẫn là một khâu vô cùng yếu của nhà nước ta. Mặc dù chúng ta có một hệ thống quy trình vô cùng lằng nhằng, phức tạp khi đánh giá cán bộ nhưng những lỗ hổng rất lớn vẫn còn tồn tại. Để rồi sau đó, những người từng thuộc Bộ Chính trị, những quan chức cấp cao đứng đầu các Bộ, ngành, địa phương bị ngã ngựa vì tham nhũng, tiêu cực cũng không phải là ít. Đó là chưa kể, câu chuyện sức khoẻ của cán bộ lãnh đạo đang là vấn đề cực lớn của chúng ta. Chỉ riêng việc cố Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời đột ngột đã gây ra một cú hẫng lớn về chính trị, nếu hai trong bốn vị trí “tứ trụ” cùng có vấn đề về sức khoẻ thì đây chắc chắn sẽ là điều rắc rối lớn. Vì vậy, có lẽ chúng ta cần có một cơ chế linh hoạt, một quy định mềm dẻo liên quan đến việc lựa chọn người ngồi vào vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước, không nên quá vội vã ấn định người làm Tổng bí thư sẽ chính là Chủ tịch nước.
Quyền lực rất dễ làm tha hoá con người. Vì vậy, trước khi gia quyền lực tối cao của đất nước vào tay một người nào đó cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng, đừng để như Liên Xô bị mất cả chế độ vì bàn tay Gorbachev.
Nguồn Butdanh
No comments:
Post a Comment