Cập nhật tin tức nóng hổi

Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7

Ngoài lương cơ sở, các khoản thu nhập khác của cán bộ công chức viên chức cũng sẽ tăng từ ngày 1/7/2019. Các khoản thu nhập đó là gì?

Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng. Mức lương cơ sở mới  tăng thêm 100.000 đồng so với mức lương cơ sở hiện hành.

Cùng với đó, các khoản thu nhập khác của cán bộ công chức, viên chức cũng sẽ tăng. Cụ thể:

1. Các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở

Theo Văn bản hợp nhất 04/NĐHN-BNV năm 2014, một số khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo mức lương cơ sở, trong đó có: Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp trách nhiệm công việc; Phụ cấp chức vụ lãnh đạo…

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

Khi mức lương cơ sở tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng, các khoản phụ cấp nêu trên cũng sẽ tăng lên tương ứng.

Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đang giữ hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,25.

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 01/7/2019 là: 1,49 triệu đồng x 0,25 = 372.500 đồng/tháng (tăng 25.000 đồng/tháng).
Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7
2. Hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân

Theo Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13, mức hoạt động phí của Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) được tính theo mức lương cơ sở.

Mức hoạt động phí = Mức lương cơ sở x Hệ số hoạt động phí
Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7
– Với Đại biểu HĐND cấp xã: Hệ số 0,3 lương cơ sở

Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,3 = 447.000 đồng/tháng (tăng 30.000 đồng/tháng).

– Với Đại biểu HĐND cấp huyện: Hệ số 0,4 lương cơ sở

Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,4 = 596.000 đồng/tháng (tăng 40.000 đồng/tháng).

– Với Đại biểu HĐND cấp tỉnh: Hệ số 0,5 lương cơ sở

Từ 01/7/2019, mức hoạt động phí = 1,49 triệu đồng x 0,5 = 745.000 đồng/tháng (tăng 50.000 đồng/tháng).

3. Mức tiền thưởng của Đảng viên
Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7
Hướng dẫn 56-HD/VPTW nêu rõ, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên, từ ngày 01/7/2019, mức tiền thưởng cũng sẽ tăng theo mức lương cơ sở.

Mức tiền thưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số tiền thưởng

Ví dụ: Trường hợp Đảng viên được đảng bộ cơ sở, chi bộ tặng Giấy khen “Đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm”, hệ số khen thưởng là 0,3 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền thưởng = 1,49 triệu đồng x 0,3 = 447.000 đồng (tăng 30.000 đồng).

Cách tính 6 khoản trợ cấp BHXH khi mức lương cơ sở tăng từ 1/7/2019

Mức lương cơ sở tăng sẽ kéo theo các khoản trợ cấp BHXH như: trợ cấp 1 lần sau khi sinh con, tiền lương hưu, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng… sẽ tăng lên. Cách tính các khoản trợ cấp BHXH sẽ như thế nào khi tăng mức lương cơ sở?

Từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,49 triệu đồng, tăng thêm 100.000 đồng so với mức lương cơ sở hiện tại. Các khoản trợ cấp BHXH cũng có những thay đổi nhất định.
Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7
1. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày trong một năm. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Cách tính:

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau = 1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng/ngày

2. Trợ cấp một lần sau khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con thì được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Nếu chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được nhận khoản trợ cấp này.

Như vậy, nếu sinh con từ ngày 1/7/2019 trở đi thì người lao động được trợ cấp thai sản là 2,98 triệu đồng, tăng 200.000 đồng so với trước đó.

Cách tính:

Trợ cấp một lần khi sinh con = 1,49 triệu đồng x 2 = 2,98 triệu đồng (trước đây là 2,78 triệu đồng)

3. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Căn cứ vào Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 – 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Cách tính:

Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh = 1,49 triệu đồng x 30% = 447.000 đồng/ngày
Ngoài lương, các khoản thu nhập này của công chức sẽ tăng từ 1/7
Như vậy, từ ngày 1/7/2019, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là 447.000 đồng/ngày; tăng 30.000 đồng/ngày so với trước.

4. Lương hưu tối thiểu hằng tháng

Theo Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu bằng mức lương cơ sở (trừ một số trường hợp cá biệt).

Như vậy, từ ngày 1/7/2019, mức lương hưu tối thiểu hàng tháng là 1,49 triệu đồng.

5. Trợ cấp mai táng

Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên; người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; người đang hưởng lương hưu… chết thì người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng.

Trợ cấp mai táng bằng 10 lần tháng lương cơ sở tại tháng mà các đối tượng nêu trên chết.

Cách tính:

Trợ cấp mai táng = 1,49 triệu đồng x 10 = 14,9 triệu đồng.

Từ ngày 1/7/2019, mức trợ cấp mai táng tăng lên 14,9 triệu đồng, thay vì 13,9 triệu đồng như trước.

6. Trợ cấp tuất hàng tháng

Theo Điều 67 và Điều 68 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định Người lao động đã đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; Người đang hưởng lương hưu; Người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng là 50% mức lương cơ sở đối với mỗi thân nhân; thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp hàng tháng là 70% mức lương cơ sở.

Cách tính:

Mức trợ cấp tuất hằng tháng với thân nhân = 1,49 triệu x 50% = 745.000 đồng/tháng

Mức trợ cấp tuất hằng tháng với thân nhân không trực tiếp nuôi dưỡng = 1,49 triệu đồng x 70% = 1,043 triệu đồng/tháng

Nguồn Danviet
,

Gian lận thương mại: Hàng tỉ đô la hàng TQ được gắn mác Việt để né thuế Mỹ

Theo bài báo trên tờ Wall Street Journal (WSJ), hàng tỉ đô la giá trị hàng hóa Trung Quốc lẽ ra phải chịu thuế quan của Mỹ trong chiến tranh thương mại đang đi đường vòng vào Mỹ qua các nước khác ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam.

Hơn một năm qua, chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách xoá sổ hình thức gian lận thương mại được gọi là “trung chuyển” (transhipment), theo đó hàng XK của Trung Quốc thường được xử lý tối thiểu hoặc thay đổi trong một lần dừng ngắn ở cảng thứ ba và sau đó tái xuất dưới dạng sản phẩm có nguồn gốc từ cảng thứ ba. Hiện Hoa Kỳ đang áp mức thuế 25% đối với khoảng 200 tỷ đô la hàng XK của Trung Quốc.

Trong 5 tháng đầu năm nay, hàng điện tử, máy tính, máy móc và các thiết bị khác xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh so với một năm trước đó. Ở chiều ngược lại, những mặt hàng hóa tương tự xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng.
Gian lận thương mại: Hàng tỉ đô la hàng TQ được gắn mác Việt để né thuế Mỹ
(Ảnh minh hoạ của Getty Image)

Bài báo dẫn số liệu thương mại do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố cho biết, máy tính và hàng điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 71,6% trong 5 tháng đầu năm lên 1,8 tỉ đôla, hơn gấp 5 lần so với tốc độ xuất khẩu các sản phẩm như vậy trên toàn thế giới. Trong cùng giai đoạn này, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt nam trong danh mục này tăng 80,8% lên 5,1 tỉ đôla, gấp 4 lần tốc độ được ghi nhận cho toàn thế giới.

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, máy móc và thiết bị từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 54,4% so với năm trước lên 1,7 tỉ đôla, so với mức tăng 6,7% toàn cầu, theo dữ liệu. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian tăng 29,2% lên 5,7 tỉ đôla, gấp khoảng hai lần tốc độ được báo cáo đối với hàng nhập khẩu trên toàn thế giới.
Gian lận thương mại: Hàng tỉ đô la hàng TQ được gắn mác Việt để né thuế Mỹ
Bloomberg: Việt Nam đua top xuất khẩu hàng điện tử sang Mỹ

Người phát ngôn của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết họ đã xác định được việc trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa Trung Quốc qua một số quốc gia, chỉ ra các trường hợp trong những tháng gần đây tại Việt Nam, Malaysia và Philippines. Bà nói cơ quan này sẽ tiếp tục theo đuổi hành động né tránh thuế quan như vậy.

Bên ngoài châu Á, các quốc gia như Serbia và Mexico cũng đóng vai trò trung gian này. Nhưng các quan chức Hoa Kỳ và các nhà phân tích trong ngành công nghiệp nói rằng Việt Nam trong nhiều năm đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu thép Trung Quốc, gia công lại một chút, và sau đó tái xuất khẩu sản phẩm như một loại hàng hóa của Việt Nam.

Vào tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ đã áp thuế hơn 250% đối với một số mặt hàng xuất khẩu thép của Việt Nam sau khi phát hiện ra chúng có chứa một lượng đáng kể thép của Trung Quốc. Phán quyết dựa trên kết luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ rằng chi phí Việt Nam bỏ ra để tăng giá trị sản phẩm chỉ gồm việc xử lý nhẹ và sơn phủ bổ sung là rất nhỏ và không đáng kể [để được coi là hàng Việt Nam].
Gian lận thương mại: Hàng tỉ đô la hàng TQ được gắn mác Việt để né thuế Mỹ
Việt Nam, nước được hưởng lợi từ tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đứng trước nguy cơ dễ bị mất một số cơ hội kinh doanh mới nếu quốc gia này được coi là một trung tâm “trung chuyển.”

Từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, Việt nam được dự đoán sẽ được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều công ty, bao gồm nhà cung cấp của Apple là Foxconn Technology Group và tập đoàn điện tử khổng lồ Sharp Corp đang cân nhắc kế hoạch di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Gian lận thương mại: Hàng tỉ đô la hàng TQ được gắn mác Việt để né thuế Mỹ
Vào hôm 26/6, Tổng thống Trump đã đả kích Việt Nam bằng những lời lẽ gay gắt trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business.

“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc,” ông Trump nói. “Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất.”

Trước bình luận của ông Trump, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định “Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác”.

Cơ quan Hải quan Việt Nam cho biết trong tháng này rằng họ đã chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra và xác minh giấy chứng nhận xuất xứ – một tài liệu đi kèm với tất cả các lô hàng quốc tế.

Các chuyên gia thương mại cho biết việc thực hành “trung chuyển” đã trở nên lớn đến mức đã sinh ra nhiều cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc này.

Jeffrey Newman, người sáng lập Jeffrey Newman Law, một công ty luật có trụ sở tại Boston chuyên xử lý các trường hợp gian lận thương mại cho biết, “nhiều nhà máy đang được xây lên ở Việt Nam, nhưng thực chất là nơi lưu trữ hàng hoá Trung Quốc được gửi đến đây.”

Nguồn Trithucvn
,

Bất ngờ lời khai nghi phạm gây cháy ở gần rừng phòng hộ

Người đàn ông 46 tuổi khai đốt hố rác trong vườn thì gió thổi mạnh làm đám cháy lan nhanh đến khu vực rừng thông phòng hộ cạnh nhà. 

Trưa 30/6, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có quyết định tạm giữ hình sự ông Phan Đình Thành (46 tuổi, trú xã Xuân Hồng). Ông Thành là nghi phạm trong vụ gây ra đám cháy tại rừng thông phòng hộ ở tiểu khu 92, thị trấn Xuân An.

Tại cơ quan điều tra, người đàn ông 46 tuổi khai vào sáng 28/6, ông này đi mua thức ăn và chiếc bật lửa về hút thuốc. Trưa cùng ngày, ông ra vườn, gom lá cây khô lại hố rác nằm ở khu vực cuối vườn rồi châm lửa đốt.
Bất ngờ lời khai nghi phạm gây cháy ở gần rừng phòng hộ
Khám nghiệm hiện trường nơi phát sinh ngọn lửa gây cháy rừng. Ảnh: M.T.

Do nắng nóng, gió thổi mạnh, lửa trong hố rác cháy lan ra khắp vườn. Người này đã dùng xô chậu múc nước để dập lửa nhưng bất thành nên hô hoán người giúp đỡ.

Một lúc sau, ngọn lửa trong vườn nhà ông này nhanh chóng cháy vượt sang các vườn khác và lan sang khu rừng thông phòng hộ cạnh nhà và gây ra đám cháy tại tiểu khu 92, thị trấn Xuân An giáp ranh với xã Xuân Hồng.

Cũng trong sáng nay, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm hiện trường nơi nghi phát sinh đám cháy rừng. Tại đây, họ phát hiện một hố rác cách nhà ông Thành khoảng hơn 10 m, cây cối quanh khu vực này đều bị cháy.

Lực lượng chức năng nhận định do hố rác nằm sát bìa rừng nên khi đốt rác, ngọn lửa bị gió thổi nhanh chóng cháy lan lên rừng.
Bất ngờ lời khai nghi phạm gây cháy ở gần rừng phòng hộ
Cảnh sát biển cũng được điều động hỗ trợ các lực lượng khác khống chế đám cháy, tránh lan vào khu vực dân cư.

Trước đó, trưa 28/6, lửa bùng phát ở rừng thông phòng hộ thuộc tiểu khu 92, thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Hơn 1.000 cán bộ công an, bộ đội, dân quân tự vệ…cùng nhiều xe chuyên dụng tiếp cận hiện trường, dập lửa.

Hàng trăm hộ dân gần khu vực được yêu cầu sơ tán, di dời tài sản. Khuya cùng ngày, ngọn lửa được khống chế tạm thời song đến rạng sáng 29/6, lửa bùng phát trở lại.

Đến sáng 30/6, lực lượng chức năng tiếp tục lập đường băng cản lửa, đồng thời lập các chốt chặn ngăn phương tiện lưu thông vào khu vực xảy ra cháy để đảm bảo an toàn cho công tác dập lửa, sơ tán dân khi cần thiết.

Thống kê sơ bộ, hơn 50 ha rừng thông hàng chục năm tuổi bị thiêu rụi.

Vị trí xã Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nơi xảy ra vụ cháy rừng thông phòng hộ.
Bất ngờ lời khai nghi phạm gây cháy ở gần rừng phòng hộ

(Theo Zing News)
, ,

Bị ép giảm công suất phát điện, hai dự án điện gió ở Bình Thuận kêu cứu

Chủ tịch Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận đã gửi kiến nghị lên Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc bị cắt giảm công suất khi đường dây quá tải, trái với thỏa thuận trong Hợp đồng mua bán điện (PPA) được ký giữa các dự án này với ngành điện trước đó.
Bị ép giảm công suất phát điện, hai dự án điện gió ở Bình Thuận kêu cứu
“Nếu các dự án điện gió trên địa bàn Bình Thuận tiếp tục bị cắt giảm công suất như vừa qua thì chủ đầu tư sẽ kiến nghị lên các cấp cao hơn để làm rõ trách nhiệm và đòi bồi thường cho những thiệt hại này”, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho hay.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo phân tích của ông Thịnh là bởi việc cho phép xây dựng các dự án điện mặt trời ồ ạt, không tính đồng bộ giữa triển khai dự án nguồn và lưới truyền tải nên đã, đang và sẽ gây quá tải nghiêm trọng cho lưới điện khu vực và thiệt hại cho các chủ đầu tư.

Cụ thể, đường dây 110 kV Phan Rí - Ninh Phước có công suất chỉ khoảng trên 100 MW và đã có 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 có quy mô 24 MW và Bình Thạnh 1 có quy mô 30 MW đã đấu nối từ trước. Tuy nhiên, trong vài tháng qua đã có trên 10 dự án điện mặt trời được đấu nối vào đường dây này với tổng công suất thiết kế khoảng 400 MW. Nghĩa là vượt xa khả năng tải điện của đường dây hiện hữu.

Bởi vậy, cơ quan điều độ hệ thống điện đã yêu cầu các dự án trên lưới giảm tải vào ban ngày gần như tất cả các ngày trong tháng 6/2019. Mức độ giảm tải cũng rất lớn với 38% đến 65% công suất thiết kể và giảm đều rất cả dự án trên lưới, bất kể là dự án điện gió hay điện mặt trời, bất kể là hòa lưới điện trước hay sau.

Đáng nói là Dự án điện gió Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1 khi ký Hợp đồng mua bán điện với ngành điện không hề có điều khoản tự cắt giảm công suất khi đường dây quá tải. Điều này khác với nhiều dự án điện mặt trời có phụ lục nhắm mắt chấp nhận giảm tải để được ký hợp đồng mua bán điện với ngành điện, kịp đưa nhà máy hoạt động trước ngày 30/6/2019, để được hưởng lợi mức giá điện cao ngất ngưởng là 9,35 Uscent/kWh trong suất 20 năm vận hành.

Bởi vậy, ông Thịnh cũng đề nghị Bộ Công thương và EVN không tiếp tục cắt giảm công suất 2 dự án điện gió là Phú Lạc 1 và Bình Thạnh 1.

“Việc dự án điện mặt trời được cấp phép ồ ạt, trong khi quy hoạch lưới điện và nhất là thi công lưới điện không đồng bộ là thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, không phải trách nhiệm của nhà đầu tư”, ông Thịnh nói.

Như vậy, sự thiếu đồng bộ trong việc cho phép triển khai các dự án điện mặt trời một cách ồ ạt thời gian qua tại một số địa phương, trong khi lại không quy hoạch lưới điện để giải tỏa công suất cho các dự án này từ các cơ quan hữu trách, cụ thể ở đây là Bộ Công thương đang gây lãng phí lớn cho xã hội, làm méo mó thị trường năng lượng tái tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang kêu gọi đầu tư khai thác.

Nguồn: Baodautu
,

Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi

Theo chuyên gia truyền thông Trăng Đen – Nguyễn Ngọc Long, Coca Cola đang cố tình sử dụng các ngữ nghĩa trong phần quảng cáo của mình để tạo lên sự tranh cãi.

Nguyễn Ngọc Long, chuyên gia truyền thông Trăng Đen đã có những chia sẻ về sự việc Cục Văn hoá cơ sở ra văn bản cấm sử dụng cụm từ “mở lon Việt Nam” trong các quảng cáo của nhãn hàng Coca Cola.
Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long

“Theo quan điểm của tôi, nhãn hàng Coca Cola đang cố tình sử dụng các ngữ nghĩa trong phần quảng cáo của mình.

Vì sao tôi lại khẳng định như vậy, bởi bản thân họ là đơn vị lớn, bộ phận truyền thông của họ rất mạnh, hơn nữa họ có nhiều kinh nghiệm trong chiến dịch phải phù hợp với văn hoá, pháp luật của địa phương. Nên nếu ai đó nói rằng, nhãn hàng đã không lường được hậu quả khi sử dụng ngữ nghĩa là không đúng”, Nguyễn Ngọc Long khẳng định.
Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi
“Thứ nữa, trước đây họ cũng đã từng sử dụng câu từ lon in trên lon Coca Cola và cũng đã nhận được những phản ứng từ xã hội, rằng in từ lon có nghĩa như thế nào, vì vậy họ thừa biết phản ứng của dư luận.

Nên theo tôi đây là hành động đi trên dây của họ. Tức là họ muốn làm chương trình tạo lên sự tranh cãi, và không chỉ có nhãn hàng Coca Cola muốn làm vậy, rất nhiều nhãn hàng đã dùng chiêu này và chấp nhận rủi ro“.

Trả lời trước câu hỏi cơ quan chức năng có quá nhạy cảm với cụm từ “mở lon Việt Nam”, chuyên gia truyền thông Trăng Đen – Nguyễn Ngọc Long cho hay, đó là nhìn một phía từ góc độ của người làm truyền thông, người sử dụng mạng xã hội hay người tiêu dùng.
Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi
Còn nói đi cũng phải nói lại, cũng phải thông cảm với cơ quan chức năng, bởi họ đứng ở phía bên kia, họ cũng có những nỗi lo khác, nên nói rằng họ nhạy cảm thái quá cũng được, chúng ta nên thông cảm và hiểu cho công việc của cơ quan quản lý.

“Bởi ở bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự nhạy cảm, đặc biệt là với những người làm trong lĩnh vực quản lý văn hoá, thì việc nhạy cảm thái quá cá nhân tôi cho là cần thiết.

Tuy nhiên, cách xử lý nhạy cảm đó như thế nào để phù hợp và gỡ bỏ nỗi lo của cơ quan quản lý nhà nước mà lại không ảnh hưởng tới doanh nghiệp và gây ra sự ì xèo của xã hội. Tức là, cách xử lý của Cục Văn hoá cơ sở trong trường hợp này tôi cho là đang còn lúng túng.

Còn về phía truyền thông và dư luận, theo tôi nên hiểu và thông cảm cho cơ quan quản lý và nên hiến kế thay vì bênh bên này hoặc bên kia.
Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi
Chia sẻ thêm về việc liệu trong những văn bản có thể chỉ rõ cụ thể như thế nào là vi phạm thuần phong mỹ tục, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long cho biết, điều đó sẽ rất khó, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá là thứ rất khó định lượng.

Khi đưa ra điều luật đang là định tính và trở thành định lượng thì bắt buộc phải có những cái gạch đầu dòng để định lượng điều đó. Ví dụ nền tư pháp ở một số đất nước sẽ quy định rằng: Người dân sẽ được làm những gì mà họ không cấm, còn ở Việt Nam thì diễn giải rằng, người dân chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Chuyên gia truyền thông: Coca Cola cố tình sử dụng ngữ nghĩa, tạo tranh cãi
Trước đó, Cục Văn hóa cơ sở – Bộ VHTTDL đã có Công văn gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca Cola.

Theo nội dung công văn nêu rõ: Hiện nay, nội dung quảng cáo sản phẩm Coca Cola Việt Nam trên truyền hình và một số phương tiện quảng cáo có sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam”. Việc sử dụng cụm từ nêu trên trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo.

Để kịp thời xử lý và chấn chỉnh hoạt động quảng cáo nêu trên, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTT: Kiểm tra, rà soát hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo Coca Cola đã tiếp nhận và yêu cầu chỉnh sửa cụm từ “Mở lon Việt Nam”; yêu cầu tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo… đối với quảng cáo trên phương tiện bảng, băng-rôn.

Nguồn Danviet
,

Bệnh viện Quân đội 108, hơn 1 triệu đồng phí thăm nuôi trong 5 ngày

“Bệnh viện hút máu, đây là bệnh viện quân đội 108 nhé! Xem kỹ ảnh để biết bao nhiêu tiền 1 ngày! Đã bệnh ắt phải có người nuôi, thu phí thế này khác gì ăn cướp!”- một người dân bức xúc về phí thăm nuôi.

Chỉ 5 ngày thăm bệnh mà hơn một triệu đồng phí thăm nuôi. Thật là nhân văn, tình người lai láng! Kho bạc nhà nước đỡ cho ai, hay nghèo là cái tội? Cướp có luật và nghị định, cướp có con dấu đóng đỏ tươi.
Bệnh viện Quân đội 108, hơn 1 triệu đồng phí thăm nuôi trong 5 ngày
Theo các nền y tế tiên tiến thì y tá và đầu bếp phải bao cấp mọi thứ cho bệnh nhân, người nhà không được mang đồ thăm nuôi vào vì lỡ đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chuyện thường ngày. Giờ tiền nuôi bệnh mà còn lấy của dân. Có điều trị thì bệnh viện nó cũng “chém đẹp” người phục vụ, vì tăng phí.

Các bệnh viện ở Việt Nam hầu như nhau cả bác sĩ thì mong nhanh chóng để nhận tiền hầu bao của nhà người bệnh, vào phòng khám là phải đi nộp tiền không cần biết mày sống hay chết. Tất nhiên cũng có những bác sỹ tốt lành.

Ông Võ Văn Tiến, một độc giả đang sống ở thành phố Birmingham cho biết: “Ở nước Anh, những người đi qua lậu mà bị bệnh cũng được cứu chữa đàng hoàng. Nếu cảnh sát phát hiện mà đòi đem đi bệnh viện cũng không cho đi nếu thấy bệnh nhân chưa hết bệnh, và cũng không tốn một xu nào hết. Và còn được ăn một ngày 3 bữa có thực đơn cho mình chọn món.”

Việt Kiều Sumachi Nguyễn sống ở bên kia đại dương cho biết: “Luật bên Hoa kỳ khi cấp cứu vào anh phải chữa trị cho người ta nếu không thì dẹp bệnh viện”
Bệnh viện Quân đội 108, hơn 1 triệu đồng phí thăm nuôi trong 5 ngày
So với các nước Tây Âu và Mỹ thì có lẽ không công bằng, nhưng tình trạng này còn dở hơn thời phong kiến ở Lào, một nước lạc hậu nhất thế giới, và giữa lúc chiến tranh gần 50 năm về trước. Hoàn cảnh ở Lào hiện nay cũng tương tự, tiền trước bệnh nhân sau.

Việt Nam ngày nay thừa biết bao nhiêu y tá, điều dưỡng, sao không để cho họ chăm sóc người bệnh, nấu cơm cho người bệnh, để đến nỗi bệnh viện phải thu tiền thăm nuôi của người nhà? Không được xếp công việc, nhiều y tá, điều dưỡng đang tìm đường sang Nhật, rất uổng phí con người.

Vừa hôm qua mới xảy ra một vụ bệnh nhân cùng quẫn n hảy lầu t ự t ử ở Hà Nội. Bạch Mai hospital, Hanoi, Vietnam: Without money to be treated, patient jumped from 17th floor to commit suicide.

Bộ y tế nước ta nên thành lập kêu gọi toàn dân, các cơ quan đoàn thể thảnh lập một qũy để hỗ trơ những bênh nhân nghèo, bệnh tật nguy hiểm…để hạn chế những hành đông tiêu cực. Qũy này phải độc lập với chính phủ, và phải do Hội đồng quốc dân nguyên lão quản lý để không bị đám quan chức trẻ trong chính quyền ăn bớt.

Những giải pháp trên đây sẽ dọn đường cho một nền triết lý đã hết sức tìm cách thể hiện lòng nhân đạo, đức hiếu sinh, để chống với sự tàn bạo của viện phí trả trước.

Đọc tiểu thuyết của Cụ Hồ Biểu Chánh cũng có nhắc ở Sài Gòn có nhà thương thí cho người nghèo. Bệnh tật, sanh đẻ mà không có tiền thì vào đó nằm, chừng nào hết bệnh hay sanh xong thì ra, không tốn một đồng cắc bạc nào hết.

Nghĩ mà chạnh lòng!

Nguyên Nghĩa
, ,

Lộ danh tính người đàn ông gây ra vụ cháy rừng lịch sử Hà Tĩnh

Sau hơn 1 ngày xảy ra cháy rừng thông tại xã Xuân Hồng, thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), hoả hoạn vẫn chưa được dập tắt.

Ngày 29/6, Thượng tá Nguyễn Quang Thành – Trưởng Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, phía đơn vị này đang tạm giữ ông Phan Văn Thành (SN 1973, trú xóm 7, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh).

Theo Thượng tá Thành, công an đang nghi ngờ người đàn ông này gây ra vụ cháy rừng thông suốt hơn 1 ngày qua tại xã Xuân Hồng và thị trấn Xuân An, nên tạm giữ để điều tra.
Lộ danh tính người đàn ông gây ra vụ cháy rừng lịch sử Hà Tĩnh
Ngọn lửa vẫn bốc cháy trên rừng thông thuộc địa bàn xã Xuân Hồng vào chiều tối 29/6.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Phan Phi Phượng – Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng xác nhận, ông Phan Văn Thành là người trú tại xóm 7 của xã.

Theo ông Phượng, người đàn ông này hoàn toàn bình thường, không có bệnh gì và thường xuyên uống rượu.

Có thông tin cho rằng, trưa 28/6, ông Thành quét rác trong vườn và đốt rác. Tuy nhiên, do gió to đã thổi mạnh khiến ngọn lửa cháy lan các cây bụi ven rừng và cháy lan lên rừng thông. Tuy nhiên, hiện công an vẫn đang tiếp tục lấy lời khai ông Thành để làm rõ vụ việc.

Trước đó như đã đưa tin, trưa 28/6, đám cháy xuất hiện tại tiểu khu 92, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ngọn lửa nhanh chóng lan rộng ra cả nhiều ngọn núi.
Lộ danh tính người đàn ông gây ra vụ cháy rừng lịch sử Hà Tĩnh
Nhiều lực lượng được huy động lên rừng chữa cháy.

Lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân đã huy động cả nghìn người tham gia dập lửa. Tỉnh Nghệ An cũng tăng cường 5 xe cứu hỏa cùng nhiều cán bộ chiến sĩ sang tham gia dập lửa cứu rừng.

Đến 22h30 ngày 28/6, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Tuy nhiên đến 5h ngày 29/6, ngọn lửa lại bùng phát đe dọa nhiều cây xăng, nhà hàng, khách sạn.

Lực lượng chức năng sau đó được huy động dập lửa cứu rừng. Đến 20h ngày 29/6, ngọn lửa vẫn đang bốc cháy tại cánh rừng thuộc xã Xuân Hồng.

Nguồn soha
, ,

Pháp sẽ tuần tra Biển Đông để đảm bảo ‘tự do hàng hải’

Pháp sẽ tuần tra Biển Đông để đảm bảo ‘tự do hàng hải’
Ông Jean-Baptiste Lemoyne, Quốc vụ khanh Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp (Ảnh: Inquirer)

Hải quân Pháp tiếp tục tuần tra Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp, theo Quốc vụ khanh Bộ Châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne, Inquirer của Philippines đưa tin.

“Nước Pháp rất cam kết với việc thúc đẩy và bảo vệ tinh thần thượng tôn luật pháp quốc tế. Đó là lý do tại sao Hải quân của chúng tôi rất thường xuyên tuần tra trên Biển Đông và chúng tôi sẽ tiếp tục làm như vậy”, ông Lemoyne nói với các phóng viên trong một cuộc phỏng vấn sau lễ ký kết của Ủy ban Kinh tế chung Philippines-Pháp (JEC) vào thứ Sáu (28/6) tại Thành phố Makati.

Ông Lemoyne đưa ra tuyên bố này sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte “thách đố” các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Pháp, giúp đỡ Philippines khẳng định các tuyên bố chủ quyền hàng hải của nước này. Ông Duterte nói: “Đây là thách đố của tôi đối với Mỹ, Anh, Pháp. Hãy tập hợp ở đây tại Palawan và hãy đi thẳng đến Trường Sa.”

Quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Nhà ngoại giao Pháp không trực tiếp đáp lại lời kêu gọi của ông Duterte, nhưng nhắc lại cam kết của đất nước ông về việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.

Ông nói: “Các bạn biết đấy, chúng tôi là một phần của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương bởi vì chúng tôi có lãnh thổ, chúng tôi có 7.000 binh sĩ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đó là bằng chứng cho cam kết của chúng tôi về việc đảm bảo rằng tự do hàng hải là một thực tế, là có thật ở Biển [Đông]”.

Biển Đông là một tuyến đường biển kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á, nhưng các hoạt động cải tạo và quân sự hóa của Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại về hòa bình và ổn định trong khu vực.

Vào tháng 7 năm 2016, tòa án có trụ sở ở La Hay, Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lý cho đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Đây được coi là một chiến thắng đối với các nước nhỏ có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có Philippines – quốc gia đệ đơn kiện Trung Quốc với sự ủng hộ của đồng minh lâu năm Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Tổng thống Duterte đã đảo ngược lập trường “thân Mỹ” của những người tiền nhiệm, coi nhẹ phán quyết Biển Đông khi theo đuổi mối quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc sau khi lên nắm quyền vào năm 2016.

Hôm 26/6/2019, ông Duterte gây bất ngờ khi đưa ra thông báo rằng chính quyền của ông cho phép Trung Quốc đánh bắt hải sản tại các vùng biển đặc quyền của Philippines.
, ,

Để không còn những máu và nước mắt dân Thủ Thiêm (có những người tự sát)

Phải làm sao cho “tai mắt” của Đảng và Chính phủ tinh tường, trong sáng để không còn những “nước mắt Thủ Thiêm”, “nỗi đau Thủ Thiêm” trong tương lai.

Bây giờ thì dư luận đã hiểu, vì sao Thủ Thiêm đau đến thế sau khi Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố kết luận thanh tra chiều 26/6/2019. Bản kết luận này, dù chưa làm vơi đi bức xúc của người dân Thủ Thiêm bởi còn những vấn đề chưa sáng tỏ, nhưng chừng đó cũng đủ để dư luận hình dung được mức độ khủng khiếp của vụ việc kéo dài suốt 20 năm qua.

Đã từng có những vụ như Vinashin, Vinalines, Vũ “nhôm”, AVG,… nhưng “Thủ Thiêm” đã vượt qua về nhiều tầng nấc sai phạm, về thời gian và sự lũng đoạn của nhóm đặc quyền.

Tại sao những chuyện động trời như thế lại xảy ra ngay giữa lòng thành phố lớn nhất nước, ở nơi nếu tính đường chim bay chỉ cách cơ quan đầu não thành phố chưa đầy 2 km và kéo dài suốt 20 năm?

Những gì đã xảy ra ở Thủ Thiêm và một loạt các vụ đại án cho thấy chưa bao giờ nhóm đặc quyền đặc lợi lại lộng hành đến thế. khiến lòng dân bất an, xã hội bất bình đến thế.

Ngoài xử lý kinh tế, TTCP kiến nghị giao UBND TP.HCM chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm; các sở giao thông vận tải, tài chính, tài nguyên môi trường, quy hoạch kiến trúc, xây dựng, kế hoạch đầu tư, các đơn vị tư vấn, các nhà đầu tư dự án… đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong phần kết quả và kết luận thanh tra.

TTCP chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra T.Ư để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm.

Nhìn vào kết luận của thanh tra có thể thấy, không chỉ một vài cá nhân, không chỉ một nhóm lợi ích dính vào vòng xoáy của “Thủ Thiêm”, đặc biệt là “các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý”. Tầm mức của sự lộng hành không còn giới hạn. Diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý là ai, chưa nói ra, dư luận cũng hiểu.

Để xảy ra tình trạng này, có nhiều nguyên nhân nhưng không thể không nhắc đến vai trò của hai ngành có tầm quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ, đấy là ngành thanh tra và tổ chức cán bộ.
Để không còn những máu và nước mắt dân Thủ Thiêm (có những người tự sát)

Thanh tra đã làm gì để phòng chống tham nhũng có hiệu quả? 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò đặc biệt của thanh tra bằng cách nói rất hình tượng: “Thanh tra là tai, mắt của Đảng và Chính phủ. Tai mắt có sáng suốt thì người mới sáng suốt”.

Thanh tra được Người ví như tai với mắt. Sẽ ra sao nếu “tai, mắt của Đảng và Chính phủ” không tinh tường?Vụ Thủ Thiêm cũng như hầu hết các vụ trọng án khác đều diễn ra cùng mốc thời gian từ những năm đầu thế kỷ 21 đến trước năm 2016, đều kéo dài hàng năm (Thủ Thiêm khoảng 20 năm), đều có mức độ khủng khiếp.

Sự thật đó khiến chúng ta không khỏi suy ngẫm, liệu “tai, mắt” của Đảng và Chính phủ có làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong khoảng thời gian này? Tại sao một loạt vụ tiêu cực, tham nhũng to như những quả núi ấy vẫn chui lọt lỗ kim trong khi thanh tra hiện diện khắp các bộ, ban, ngành và địa phương?

Sự nghi ngờ của dư luận không phải là không có cơ sở. Chỉ xin nêu hai vụ việc nóng hổi của nửa đầu năm nay, diễn ra cách nhau chưa đầy hai tháng.

Vụ thứ nhất là 5 cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa bị bắt quả tang nhận tiền của đối tượng bị thanh tra tại huyện Thiệu Hóa. Trước đó, các thành viên trong đoàn đã có hành vi đe dọa, ép buộc đối tượng bị thanh tra phải đưa tiền để bỏ qua sai phạm. Ngày 26/4/2019, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam 4 tháng đối với 5 bị can, gồm: Lê Mạnh Hà (nguyên Thanh tra viên chính, Trưởng phòng thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 3) là Trưởng đoàn; Nguyễn Thị Cúc (nguyên Thanh tra viên chính, Phó Trưởng phòng thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 2) là Phó trưởng đoàn; Dương Văn Bằng, Nguyễn Quý Diễn và Nguyễn Hưng (đều là nguyên Thanh tra viên Phòng 3) là thành viên đoàn Thanh tra, để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Vụ thứ hai, xảy ra tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc khi đoàn thanh tra Bộ Xây dựng bị bắt quả tang nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng của đối tượng bị thanh tra.

Vụ việc gây chấn động dư luận bởi bà Nguyễn Thị Kim Anh, nữ Trưởng đoàn thanh tra là đương kim Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng thuộc Thanh tra Bộ Xây dựng. Chuyện cán bộ thanh tra nhận hối lộ không còn lạ lẫm đối với dư luận trong nhiều năm qua nhưng cán bộ chống tham nhũng lại tham nhũng thì quả là một cú sốc lớn khiến niềm tin của người dân đối với lực lượng thanh tra chạm đáy.

Những cán bộ thanh tra như thế đã quên lời dạy được học ngay từ khi bước chân vào nghề: “Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được”.

Không ít cán bộ “tai điếc”, “mắt” mù, “gương” mờ khiến công tác thanh tra nhiều nơi, nhiều lúc bị vô hiệu, vô hình trung trở thành kẻ dung túng, hợp thức hóa tham nhũng, tiêu cực; bao che nhóm đặc quyền đặc lợi.

Nếu như tai mắt của thanh tra tỏ tường, minh bạch, tấm gương của họ trong sáng thì sẽ không có hoặc có nhưng bé hơn nhiều những Vinashin, Vinalines, Vũ “nhôm”, AVG,… và nước mắt Thủ Thiêm sẽ không chảy dài suốt 20 năm qua.

Trong phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình, không biết chuyện đã là tội, nhưng biết mà không xử lý đến nơi đến chốn (vụ Thủ Thiêm dân khiếu kiện, ăn dầm nằm dề trước cổng các cơ quan chức năng suốt hai chục năm) cho dân nhờ, nước cậy thì cái tội đối với dân nước càng tăng lên gấp bội.

Làm công tác cán bộ phải biết “dụng nhân như dụng mộc” 

Nếu tai mắt của thanh tra tỏ tường, minh bạch thì sẽ ngăn chặn kịp thời sai phạm ở những vụ đại án, và đương nhiên sẽ không có những cán bộ từ cao cấp đến cấp thấp dính vòng lao lý. Sẽ không có những nguyên Bộ trưởng bị cách hết các chức vụ hay những ai từng quyền uy một thời bây giờ đang run rẩy khi vụ “Thủ Thiêm” bị lôi ra ánh sáng.

Thanh tra và tổ chức cán bộ vì thế có quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Chọn được cán bộ thanh tra tài đức thì vũ khí bảo vệ nhà nước sắc bén, hạn chế tối đa tham nhũng, tiêu cực; đặt cán bộ đúng vị trí, khả năng của mình thì sẽ phát huy được sức mạnh của bộ máy công quyền, đất nước phát triển.

Người xưa nói: “Dụng nhân như dụng mộc”. Công tác cán bộ phải làm được như lời tiền nhân dạy. Nhìn lại những vụ trọng án đã xảy ra kéo theo một loạt cán bộ có chức có quyền vi phạm có người từng là Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, hay Bộ trưởng, tướng tá –  câu hỏi bật ra: Phải chăng công tác cán bộ các cấp các ngành “dụng nhân” không như “dụng mộc”? Bởi rất nhiều vị năng lực, phẩm chất yếu kém, thậm chí tay đã nhúng chàm trong các vụ đại án nhưng vẫn được đặt ngồi ghế cao.

Với “Thủ Thiêm”, sai phạm của cá nhân ông Tất Thành Cang chẳng hạn, diễn ra từ hồi ông còn là giám đốc sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh. Một vụ việc chấn động dư luận, kéo dài nhiều năm, ai cũng biết, lẽ nào tổ chức không hay để rồi ông Cang vẫn tiếp tục thăng tiến lên chức vụ cao hơn và càng có điều kiện lấy tay che mặt trời, bưng bít sai phạm của mình và nhóm đặc quyền đặc lợi?

Xin nhắc lại đây lời dạy rất thiết thực, dễ hiểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”.

Chọn cán bộ tốt hay kém không phải chỉ có quy trình đúng. Biết bao vụ vi phạm trong công tác cán bộ những năm qua như bổ nhiệm thần tốc, bổ nhiệm không đúng đối tượng chẳng phải đã được lý giải là “đúng quy trình” đó sao? Trong những trường hợp này, quy trình đúng đã bị nhóm lợi ích hoặc cá nhân chi phối. Nó dễ dàng qua mặt cấp trên bởi vai trò giám sát của người dân bị bỏ qua.

Nếu thanh tra là tai mắt của Đảng và Chính phủ để giám sát việc thực thi pháp luật và công vụ thì nhân dân là tai mắt rộng lớn, tinh tường giúp Đảng và Chính phủ lựa chọn được người hiền tài đứng ra gánh vác công việc dân nước giao.

Phải làm sao cho “tai mắt” của Đảng và Chính phủ tinh tường, trong sáng để không còn những “nước mắt Thủ Thiêm”, “nỗi đau Thủ Thiêm” trong tương lai. Đó là yêu cầu cấp bách của đất nước, ý nguyện khẩn thiết của nhân dân vì một Việt Nam hùng cường, dân chủ, công bằng, văn minh.

(Theo Vietnamnet)
, ,

Vì sao Bộ Chính trị yêu cầu giảm 5% số cấp ủy viên tỉnh, huyện?

Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, sẽ thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện của nhiệm kỳ tới đây so với số lượng tối đa đã được Trung ương xác định ở nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Vì sao Bộ Chính trị yêu cầu giảm 5% số cấp ủy viên tỉnh, huyện?
Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh bầu 15 đồng chí vào cấp ủy nhiệm kỳ 2015-2020 (ảnh minh họa, ảnh báo quảng ninh).

Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Thống nhất chủ trương thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa được cấp có thẩm quyền xác định ở nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Căn cứ vào chủ trương nêu trên, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xác định cụ thể số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tại sao lại có chủ trương giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện, trao đổi với PV, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Ban Tổ chức Trung ương) cho biết: Trước đây có giai đoạn chúng ta thực hiện tăng 10% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện để cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ. “Đến nay thực hiện tinh giản giảm biên chế 10% của cả hệ thống chính trị theo định kỳ nên nhiệm kỳ này đặt ra việc giảm khoảng 5% đối với cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện. Đây là mục tiêu đặt ra thực hiện theo lộ trình”, ông Hưng cho biết.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc giảm số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện để đảm bảo sự thiết thực hơn. Trước đây, gần như các ngành, các địa phương đều có người trong cấp ủy. Đến nay Đảng ta xác định lại, không nhất thiết ngành nào, địa phương nào cũng có người vào cấp ủy.

“Vào cấp ủy phải là những người ưu tú nhất, những người có trí tuệ để làm công tác lãnh đạo. Còn như ngành nào, địa phương nào cũng có người vào cấp ủy thì dường như vào theo kiểu đại diện. Theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị có thể thấy việc chọn người vào cấp ủy nhiệm kỳ tới có điểm mới, khác so với trước đây”, TS Nguyễn Tiến Dĩnh nói.

Theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, cơ cấu cấp ủy cơ bản bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; thực hiện chủ trương không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy; đồng thời, thống nhất quy định một số chức danh cụ thể có cơ cấu ban thường vụ, số cơ cấu còn lại do cấp ủy quyết định theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và khả năng đáp ứng của cán bộ.

Kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả việc chuẩn bị nhân sự tại chỗ với điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ từ nơi khác đến. Các địa phương và ngành có cơ cấu cấp ủy viên, nhưng chưa chuẩn bị được nhân sự tại chỗ thì cấp ủy cấp trên điều động người đủ tiêu chuẩn, điều kiện, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị từ nơi khác đến hoặc xem xét bổ sung sau đại hội.

Cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Thực hiện bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân ở cấp huyện, cấp xã đối với những nơi có đủ điều kiện. Mỗi đồng chí thường trực cấp ủy cấp tỉnh không giữ quá 2 chức danh trong các chức danh chủ chốt: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân.

(Theo Dân Việt)
,

Ông Tập cam kết bồi thường cho các doanh nghiệp bị đánh cắp sở hữu trí tuệ

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định sẽ bảo vệ sở hữu trí tuệ với doanh nghiệp nước ngoài trước thềm cuộc gặp Tổng thống Mỹ bên lề G20.
Ông Tập cam kết bồi thường cho các doanh nghiệp bị đánh cắp sở hữu trí tuệ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản ngày 28/6. Ảnh: Xinhua.

"Các doanh nghiệp nước ngoài là nạn nhân của hành vi ăn cắp tài sản trí tuệ sẽ được bồi thường và một kênh để khiếu nại vấn đề này đã được thiết lập", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước các lãnh đạo thế giới hôm qua tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Osaka, Nhật Bản.

Trong bài phát biểu, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện Luật đầu tư nước ngoài mới, bao gồm các bước quan trọng nhằm "tự do hoá nền kinh tế" và nới lỏng hạn chế về quyền tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, bắt đầu từ 1/1 năm sau. Ông cam kết Bắc Kinh sẽ tăng cường các biện pháp bảo vệ dân sự và hình sự, đối xử bình đẳng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc cũng tìm cách trấn an các đối tác thương mại lớn khác rằng Bắc Kinh sẵn sàng đẩy nhanh các cuộc đàm phán với châu Âu cũng như các cuộc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập cho thấy thông điệp rõ ràng của Trung Quốc khi nhấn mạnh rằng những gì Bắc Kinh tuyên bố không phải là "lời hứa suông".

Ông Tập từng đưa ra những lời hứa tương tự trước đó, nhưng phát biểu lần này của ông thu hút sự chú ý khi nó diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay. Bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tiếp cận thị trường là hai yêu cầu chính của Washington trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.

Wang Yiwei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, đánh giá rằng phát biểu của ông Tập tại G20 là sự nhắc nhở với Mỹ và các đồng minh về lập trường của Bắc Kinh, cũng như xây dựng niềm tin đối với chính sách kinh tế của Trung Quốc. Giáo sư Wang cho rằng phần lớn các nhận xét đưa ra trong bài phát biểu đều mang giọng điệu tích cực, cho thấy Bắc Kinh đang muốn tiếp tục là một phần của hệ thống thương mại toàn cầu cũng như chú trọng cải cách nền kinh tế riêng của nước này.

Căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington là vấn đề gây quan ngại sâu sắc cho các thành viên dự G20 hôm qua. Liên minh châu Âu (EU) cho rằng thương chiến Mỹ - Trung đang tác động bất lợi cho nền kinh tế toàn cầu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Tekeshi Osuga cũng cho rằng các lãnh đạo G20 quan ngại trước những rủi ro có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc.

Thượng đỉnh G20 sẽ bế mạc hôm nay, trong đó cuộc gặp Trump – Tập được cho là sự kiện được chú ý nhất. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hôm qua đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer để chuẩn bị cho cuộc họp.

Bắc Kinh hôm qua kỳ vọng rằng cuộc gặp Trump - Tập bên lề G20 sẽ diễn ra thành công. Tổng thống Trump cũng hy vọng đàm phán với ông Tập sẽ có hiệu quả, nhưng không đảm bảo rằng Mỹ sẽ không áp thêm thuế với hàng hoá nhập khẩu của Trung Quốc.

Nguồn Vnexpress
, ,

Lê Thanh Hải bao năm làm quan chức ở Sài Gòn giờ nói vậy đành sao?

Báo Thanh Niên hỏi về kết luận thanh tra Thủ Thiêm, nguyên bí thư Lê Thanh Hải nói: Tôi giờ hưu rồi, làm được gì nữa mà trả lời!
Lê Thanh Hải bao năm làm quan chức ở Sài Gòn giờ nói vậy đành sao?
Câu nói của chú Hai ôi nghe sao mà chua xót quá, mà bất lực quá. Lẽ chăng, chứng kiến sự nhiễu nhương mất dạy của quan chức, một người vô tư công chính như chú cũng phải bó tay sao chú?

5 năm 41 ngày làm chủ tịch, 9 năm 277 ngày làm bí thư Sài Gòn. Một sự nghiệp chính trị lẫy lừng sao có thể kết thúc bằng một câu cảm thán như vậy.

Độc tôn cửu đỉnh, sấp tay là nắng ngửa tay là mưa, một phương hùng cứ. Đừng nói là dân đen, lãnh đạo địa phương chú Hai kêu sống phải sống, kêu chết đố ai dám sống.

Đừng nói là một phường một quận, cả SG nằm trong bàn tay chú. Một nửa SG chú muốn ngắt là ngắt. Cả SG chú muốn lấy cũng dễ như trẻ con lấy kẹo trong túi.

May thay, cả một sự nghiệp chói ngời cách mạng, chú đã vì Đảng mà giữ tiết sĩ phu, vì dân mà giày rơm áo vải. Cả cuộc đời vì dân SG, không lẽ bây giờ thấy bọn cẩu quan lấy đất đai tính mạng của nhân dân ra làm giàu mà không thể góp một tiếng nói công bình sao chú Hai ơi!

Chú thấy rồi đó, dân Thủ Thiêm người chết kẻ điên vì bàn tay bạc ác của phường trư cẩu. Dân thì bị xua đuổi chà đạp, nhà nước thì lỗ gần 9 nghìn tỷ. Trong khi cao ốc giá sàn bê tông trăm triệu/m2 mọc lên chi chít. Thật là hiếp dân hại nước, tội ác tày trời. Đến cả nghiệp chướng bọn họ còn không sợ.

Kết luận thanh tra kêu nộp lại 26 nghìn tỷ coi như huề. Há chẳng phải giết người nộp đao không bị truy tội, ăn cướp rửa tay là tránh được luật hình. Thời hạn thanh tra hẹn đến tháng 12 mới xử, há chẳng phải bọn hại dân hại nước đang mong bệ rồng bất an để tìm đường tạo phản đó sao. Nhìn loại rắn rết thâm độc âm mưu nham hiểm, chú Hai không thấy buồn sao?

15 năm có lẻ độc tôn một gầm trời, hổ chết còn để da huống hồ là một đường đường chí tôn. Nay chú Hai nói hưu rồi là hết. Lẽ nào chấp nhận trái khoáy nhiễu nhương. Nói như vậy, bọn cẩu quan đê tiện cứ hạ cánh là an toàn sao chú? Kể cả đương chức hay về, bọn họ cũng có thể hếch mặt "tụi mày làm gì được tao" sao chú? Như thế, còn gì quốc pháp lòng dân!

Chú Hai xin đừng nói vậy. Cách mạng là sự nghiệp trọn đời, đâu thể vì cởi chiếc mũ ô sa mà mất đi nhuệ khí. 15 năm, hẳn chú Hai không biết ít cũng biết nhiều. Đừng nói là chú không làm được gì. Chỉ cần chú chỉ mặt đặt tên phường quan tham vô lại, cũng là tạo phúc cho dân rồi.

Kể cả phục chức cho chú Hai mà bắt được kẻ gây tội thì có lẽ Đảng cũng không nề hà, dân cũng không ý kiến. Phải chỉ tận mặt day tận trán bọn ngạ quỷ để dân chúng phỉ nhổ, bêu đầu giữa chợ cho mang nỗi nhơ nhuốc ngàn năm thì mới hả cơn điêu linh mà oan dân Thủ Thiêm đà gánh chịu.

Chỉ có cách đó mới lấy lại công bình, mới mong quốc thái dân an. Chú Hai vì dân cả một sự nghiệp rồi, ráng thêm một chút nữa coi như tiễn Phật tiễn tới Tây phương, thương thì thương cho trót. Bao giờ bầy chó ngộ trả hết nghiệp chướng, khi đó nhân dân sẽ ngậm cười tiễn chú rắp mượn điền viên.

Giữa lúc hỗn mang, phường vô lại còn chưa lộ diện, chú Hai nói một câu mất nhuệ khí như vậy, rồi dân trông cậy vào đâu?

Thật mong chú Hai bình tâm, ráng độ dân thêm một đoạn!

Fb nhà báo Nguyễn Tiến Tường
, ,

Vì sao Việt Nam biết dính bẫy nợ của TQ mà vẫn ‘thò’ chân vào bẫy cao tốc Bắc – Nam?

Nhà thầu TQ luôn luôn có những trò gian manh, xảo trá, ma giáo giống nhau, đó là chậm tiến độ, đội vốn, công nghệ lạc hậu, vật liệu rẻ tiền nên không bảo đảm được chất lượng theo tiêu chuẩn.

Đội vốn đưa đến bẫy nợ. Cứ vay nợ để thực hiện những công trình không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế và tình trạng ngân sách của quốc gia. Bẫy nợ của Sri Lanka là một điển hình. Lãnh đạo tham nhũng, nhận hối lộ, vay 1.5 tỷ USD để xây hải cảng Hambantota mà hàng hóa phải nằm chờ hai ngày ở bến tàu mới có tàu đến.

Phi trường quốc tế hiện đại mà mỗi tuần chỉ có 5 chuyến bay phục vụ vài trăm hành khách. Kinh doanh không đủ tiền trả nợ nên cuối cùng Sri Lanka phải cho Trung Cộng thuê hải cảng Hambantota trong 99 năm để trừ một số nợ.
Cảng Hambantota Reuters
Cảng Hambantota Reuters

Đây là một ví dụ đặc trưng về những gì các nhà phê bình đã lo sợ từ lâu rằng, Dự án Vành đai, Con đường gây ra bẫy nợ cho các quốc gia yếu thế trên thế giới. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ lại tận dụng chiến thuật tương tự ở nơi khác để có được vị trí và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ở Việt Nam cũng vậy, hiện tại đã có 2 đường bộ và một đường sắt Bắc – Nam, đó là quốc lộ 1, đường Trường Sơn công nghiệp hóa, và đường xe lửa Bắc – Nam, thế mà Việt Nam lại cho Trung Cộng thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam trong tình trạng nợ công Việt Nam đã chạm trần, nợ ngập đầu lên tới gần 73 tỷ USD nên phải vay nợ mới để trả nợ cũ.

Nhiều chuyên gia và dư luận cả nước phản đối bởi, dân ta không thể chấp nhận trao cả con đường xương sống của đất nước, hay bất cứ đoạn nào của con đường nầy vào tay kẻ đến từ một quốc gia không ngừng muốn biến đất đai, biển trời của ta thành một bộ phận trong Vành đai Con đường của họ, không ngừng quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân ta.
Người Việt chưa giàu đã già lại gánh nợ công quá lớn
Người Việt chưa giàu đã già lại gánh nợ công quá lớn

Rồi đây, công nhân Trung Cộng vào Việt Nam, lấy vợ sanh con đến mấy tuổi rồi mà công trình chưa hoàn tất, họ cứ ở lì lại Việt Nam, phối hợp với đoàn người di dân tạo ra một thế hệ mà quê cha đất tổ của họ là Trung Cộng và họ rất hãnh diện là công dân của một cường quốc trên thế giới.

Một trăm năm đô hộ giặc Tàu” mà người Việt không bị đồng hóa chả lẽ chưa làm một số quan chức sáng mắt sáng lòng. Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Việt Nam biết là dính bẫy nợ của Trung Cộng mà vẫn còn đút đầu vào bẫy, liệu Việt Nam có là một khu tự trị thuộc Bắc Kinh?

Sợ dính bẫy Trung Quốc, nước nghèo quyết dừng dự án 10 tỷ USD

Tanzania vừa đình chỉ một dự án cảng trị giá 10 tỷ USD vì lý do tài chính không công bằng. Hành động này đã bồi thêm một cú đòn đau đối với tham vọng Sáng kiến Vành đai, Con đường của Trung Quốc ở Châu Phi.

Theo kế hoạch, cảng này được xây dựng tại Bagamoyo và được điều hành bởi Công ty China Merchants Holding International. Nếu được xây dựng, đây sẽ là cảng lớn nhất ở Đông Phi, vượt qua cảng Mombasa ở nước láng giềng Kenya.

Tờ Telegraph cho biết, kế hoạch xây dựng cảng này cũng bao gồm một khu công nghiệp, với các tuyến đường sắt và đường bộ dẫn đến một khu vực mới để khai thác dầu khí.
Vì sao Việt Nam biết dính bẫy nợ của TQ mà vẫn ‘thò’ chân vào bẫy cao tốc Bắc – Nam?
Dự án xây dựng cảng trị giá 10 tỷ USD đã được ký kết vào năm 2013 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm cựu Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete. (Nguồn: Reuters)

“Nhưng các điều khoản tài chính được người Trung Quốc đưa ra là những điều khoản bóc lột và không rõ ràng”, ông John Magufuli, Tổng thống Tanzania nói.

“Trung Quốc muốn chúng tôi cho họ bảo lãnh trong 33 năm và thuê cảng này trong 99 năm, và chúng tôi không được thắc mắc về việc ai là người đầu tư ở đó một khi cảng đi vào hoạt động. Trung Quốc muốn lấy đất của chúng tôi làm của riêng họ trong khi chúng tôi phải trả tiền cho họ để xây dựng cảng đó”, ông Magufuli nói.

Tô Hùng
, ,

Bắt Tổng giám đốc công ty lừa đảo xuất khẩu lao động quy mô lớn

Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Đối tượng bị bắt tạm giam là Hoàng Thị Hương (SN 1982), quê quán ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, thường trú tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội, phạm tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.
Bắt Tổng giám đốc công ty lừa đảo xuất khẩu lao động quy mô lớn
Lực lượng Công an di lý đối tượng Hoàng Thị Hương về Công an Thanh Hóa phục vụ công tác điều tra.

Quá trình khám xét tại nơi ở của Hương, lực lượng công an đã thu giữ nhiều tài liệu và hàng chục cuốn hộ chiếu, visa, máy tính, máy in màu, giấy tờ liên quan đến hoạt động tổ chức cho công dân xuất cảnh sang lao động trái phép ở nước ngoài.

Theo tài liệu của Cơ quan an ninh điều tra, từ năm 2015, Hương đã đứng ra thành lập Công ty TNHH Bright Prosperite Việt Nam (có tên giao dịch là VPROS CO.,LTD), đăng ký tại địa chỉ tổ 36, ngách 106/43, ngõ 123 phố Trung Kính, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, do chính Hương đứng ra làm Tổng giám đốc.

Mặc dù ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn tổng hợp, nhưng dưới vỏ bọc của công ty này, Hương đã câu kết với các đối tượng ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước để tư vấn du học, xuất khẩu lao động nước ngoài trái pháp luật.

Với thủ đoạn núp dưới danh nghĩa là Tổng giám đốc Công ty VPROS CO.,LTD, chỉ tính từ tháng 7/2017 – 10/2018, Hương đã gặp gỡ, ký kết với vợ chồng Nhữ Thị Nhàn và Phạm Tuấn Anh (Công ty Hoàng Phát, đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) để tư vấn, làm thủ tục cho 13 trường hợp là lao động ở các huyện: Như Thanh, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, thành phố Thanh Hóa, Nghệ An sang Nhật Bản theo đơn hàng kỹ sư nhưng thực chất là đi theo visa du lịch 15 ngày, sau đó trốn ở lại Nhật Bản để lao động bất hợp pháp.

Ngoài việc cấu kết với vợ chồng Nhàn và Tuấn Anh, Hương còn câu kết với nhiều đối tượng khác ở trong nước và nước ngoài, trong đó Ngô Hồng Sơn (SN 1977), quê quán xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An là “trợ thủ” đắc lực của Hương.
Bắt Tổng giám đốc công ty lừa đảo xuất khẩu lao động quy mô lớn
Các đối tượng trong đường dây,

Sơn là người trực tiếp hướng dẫn người lao động làm các thủ tục cần thiết và trực tiếp đi cùng người lao động sang Nhật Bản để liên hệ ăn nghỉ, đấu mối tìm việc làm cho người lao động.

Trước đó, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng Phạm Tuấn Anh, Ngô Hồng Sơn và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nhữ Thị Nhàn (do đang nuôi con nhỏ) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Nguồn Dân Trí
,

Huawei thua kiện và bị phán quyết ăn trộm công nghệ của startup CNEX

Bồi thẩm đoàn của phiên tòa cho rằng, chính Huawei, nhưng không phải công ty con của họ tại Mỹ, Futurewei, đã ăn trộm công nghệ của CNEX thay vì là nạn nhân của vụ việc này.

Bồi thẩm đoàn của vụ tranh chấp giữa Huawei và công ty do một nhân viên cũ của họ đồng sáng lập, CNEX, đã đưa ra quyết định của mình vào hôm qua. Theo đó, bồi thẩm đoàn này bác bỏ tuyên bố rằng người khổng lồ công nghệ của Trung Quốc là nạn nhân trong vụ tranh chấp này, và cho rằng Huawei Technologies đã ăn trộm các bí mật thương mại từ CNEX.

Bồi thẩm đoàn ở Sherman, Texas cho rằng Huawei không được hưởng lợi từ vụ trộm cũng như không phải bồi thường thiệt hại cho startup CNEX Labs Inc.

Trung tâm của vụ tranh chấp này xoay quanh công nghệ ổ lưu trữ thể rắn, được làm từ các con chip có tên chip nhớ NAND Flash, để lưu trữ thông tin trên chất bán dẫn. Các ổ lưu trữ này cho phép truy cập dữ liệu với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với công nghệ ổ đĩa dựa trên đĩa từ truyền thống.
Huawei thua kiện và bị phán quyết ăn trộm công nghệ của startup CNEX
CNEX Labs được thành lập năm 2013 bởi hai cựu giám đốc của Marvell Technology Group và nhà nghiên cứu Yiren "Ronnie" Huang, người trước đó từng làm việc tại Futurewei, công ty con tại Mỹ của Huawei.

Dựa vào công nghệ của mình, CNEX thiết lập mối quan hệ với các công ty công nghệ lớn như Microsoft, để phát triển phương pháp giúp việc lưu trữ trở nên nhanh hơn và rẻ hơn. Đây là một nhu cầu rất cần thiết đối với việc lưu trữ và truy cập những khối dữ liệu khổng lồ trên các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Lập luận của các bên trong phiên tòa

Huawei cáo buộc rằng Huang muốn thành lập công ty riêng nhưng không nhận được sự hỗ trợ nào vì vậy ông đã gia nhập Futurewei vào năm 2011. Cũng theo Huawei, trong khi làm việc tại đây, ông Huang đã sử dụng một nhóm kỹ sư để phát triển công nghệ mới cho các thiết bị lưu trữ và sau đó rời khỏi công ty khi thành lập CNEX ba ngày sau đó. Tại đây, ông và các nhà sáng lập khác của CNEX tuyên bố ý tưởng của Huang thuộc về sở hữu của họ và lôi kéo các nhân viên khác của Huawei.

Trong khi đó, CEO của CNEX, Alan Amstrong nói với Bồi thẩm đoàn rằng, ông yêu cầu Huang giúp thành lập CNEX sau khi được giới thiệu từ một người bạn chung của hai bên. Bất kỳ cựu nhân viên nào của Huawei khi gia nhập CNEX đều là bởi vì họ cảm thấy "không hạnh phúc ở nơi họ làm việc và muốn làm cho một startup."
Huawei thua kiện và bị phán quyết ăn trộm công nghệ của startup CNEX
Ông Huang, một trong ba người sáng lập nên CNEX, cho biết ông đã có ý tưởng này từ lâu trước khi gia nhập Futurewei, và rời khỏi đây sau khi nhận thấy công ty này không có nhiều hỗ trợ cho mình.

Huawei còn cho rằng, Huang bắt đầu tìm cách cấp bằng sáng chế trong nhiều tháng sau khi gia nhập Futurewei và rằng, bằng sáng chế của Huang dựa trên nghiên cứu ông thực hiện tại Futurewei. Bồi thẩm đoàn chỉ cho rằng Huang đã vi phạm thỏa thuận công việc về điều khoản tiết lộ đơn xin cấp bằng sáng chế, nhưng Futurewei không bị tổn hại bởi lỗi lầm đó.

Trong phiên tòa vừa qua, bồi thẩm đoàn nhận thấy Huang không ăn trộm bí mật thương mại nào trong vụ việc này. CNEX lập luận rằng, bất cứ điều gì Huawei tuyên bố là bí mật thực ra đều là các thông tin đã được công bố công khai.

Vụ kiện này không phải vì tiền
Huawei thua kiện và bị phán quyết ăn trộm công nghệ của startup CNEX
Luật sư trưởng của CNEX, Matthew Gloss, cho biết sau phán quyết của phiên tòa: "Bởi vì chúng tôi là một công ty mới không có doanh thu hay lợi nhuận, vì vậy bồi thẩm đoàn không thể phán quyết về bồi thường cho CNEX đối với bất kỳ thiệt hại nào."

"Đây là một chiến thắng đối với các quy định của luật pháp và các tiêu chuẩn toàn cầu về đạo đức trong hành vi của doanh nghiệp." Ông cho biết thêm. "Vụ kiện này chưa bao giờ về tiền. Vụ kiện này là để cứu lấy công ty."

Bồi thẩm đoàn của phiên tòa còn cho rằng chính Huawei, nhưng không phải bộ phận nghiên cứu của họ tại Mỹ Futurewei, đã ăn trộm các bí mật thương mại của CNEX. Các luật sư của Huawei tại phiên tòa không đưa ra bình luận nào về phán quyết của phiên tòa này.

Trong khi đó theo Tim Danks, phó chủ tịch Huawei về quản trị rủi ro, công ty đang đánh giá lại quyết định này và cân nhắc các bước đi tiếp theo của mình. Ông Danks cho rằng kết quả này là "một phán quyết hỗn độn", và rằng công ty "thất vọng về việc bồi thẩm đoàn không cho bồi thường sau khi nhận thấy ông Huang vi phạm thỏa thuận công việc của mình."

Nguồn: http://genk.vn/huawei-thua-kien-va-bi-phan-quyet-an-trom-cong-nghe-cua-startup-cnex-20190627114418515.chn
, ,

Việt Nam phản hồi việc bị Tổng thống Trump cho là 'lạm dụng' thương mại với Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại với Mỹ và sẽ có nhiều biện pháp kiểm soát chống việc hàng hóa giả xuất xứ Việt Nam để xuất sang Mỹ.
Việt Nam phản hồi việc bị Tổng thống Trump cho là 'lạm dụng' thương mại với Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng Ảnh BNG

Ngày 28.6, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam coi trọng việc phát triển quan hệ Đối tác Toàn diện với Mỹ. Trong thời gian qua, quan hệ hai nước đã chứng kiến những bước tiến triển rất tốt đẹp trên mọi lĩnh vực, trong đó đặc biệt là kinh tế - thương mại - đầu tư.

Với quan điểm hai nền kinh tế có thể bổ trợ cho nhau, Việt Nam chủ trương thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam - Mỹ theo hướng tự do, công bằng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Trên tinh thần đó, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải thiện cán cân thương mại giữa hai nước, thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ muốn hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh tại Mỹ.

Việt Nam cũng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, chống gian lận thương mại, hàng hoá nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác.

Việt Nam và Mỹ thường xuyên trao đổi thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về thương mại và dầu tư (TIFA) để hình thành chiến lược hợp tác lâu dài và toàn diện, tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh.

Trước đó, trả lời phỏng vấn Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump có nhắc đến việc Việt Nam “lạm dụng” thương mại với Mỹ, thậm chí còn tệ hơn Trung Quốc - là nước đang bị Mỹ áp thuế cao trên nhiều loại hàng hóa vì thâm hụt thương mại giữa hai bên.

Tuyên bố này của ông Trump khiến rất nhiều người giật mình lo ngại việc Việt Nam lọt vào “tầm ngắm” của chính quyền ông Trump. Hiện Việt Nam đang xuất siêu vào Mỹ. Con số xuất siêu năm 2018 là khoảng 35 tỉ USD.

Bên cạnh đó, nhiều thông tin từ các hãng thông tấn Mỹ cũng đặt vấn đề doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển sang sản xuất ở Việt Nam để né thuế. Đây cũng là một tín hiệu cho thấy hàng hóa từ Việt Nam có thể bị kiểm soát chặt hơn.

Trước đó, tại buổi họp báo ngày 4.6 của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam về “cọ xát” thương mại Mỹ - Trung (từ dùng của Trung Quốc), phía Trung Quốc cũng đã khẳng định họ không có “chiến lược” giả xuất xứ Việt Nam để xuất hàng sang Mỹ.

Cụ thể, ông Hồ Tòa Cẩm, Tham tán Thương mại Trung Quốc tại Việt Nam, khẳng định Trung Quốc không có chiến lược, chiến thuật xuất hàng sang nước thứ 3 như Việt Nam, Mexico để giả xuất xứ.

“Trung Quốc không khuyến khích, không cho phép việc đó. Trung Quốc có chính sách rất rõ: hàng Trung Quốc là hàng Trung Quốc”, ông Hồ nói.
Ông này khẳng định Chính phủ Trung Quốc cũng như Chính phủ Việt Nam “tuyệt đối phản đối gian lận thương mại”.

Nguồn Thanh Niên
, ,

Phóng viên Tuổi Trẻ bị đe dọa vì điều tra công ty Asanzo

Liên tục trong nhiều ngày qua, nhóm biên tập viên, phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện loạt bài điều tra Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt (Tuổi Trẻ khởi đăng từ ngày 21-6) bị đe dọa.
Phóng viên Tuổi Trẻ bị đe dọa vì điều tra công ty Asanzo
Nhóm nhà báo này đã bị khủng bố liên tục qua mạng xã hội Facebook, tin nhắn điện thoại. Đồng thời xuất hiện nhiều đối tượng lạ mặt đi trên ôtô đến trước tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhóm này cử người ngồi canh tại các quán cà phê trên đường Hoàng Văn Thụ, Trần Khắc Chân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) để theo dõi các phóng viên Tuổi Trẻ.

Ngoài các biện pháp bảo vệ nội bộ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã có văn bản gửi ban giám đốc Công an TP.HCM, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo TP.HCM, Thành đoàn TP.HCM để thông tin vụ việc và đề nghị có phương án hỗ trợ, bảo vệ nhóm nhà báo thực hiện tuyến bài điều tra trên.

Nguồn Tuổi Trẻ
,

Tổng cục Thống kê “không nắm được” số liệu Trung Quốc mua bất động sản Việt Nam

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Dân Trí về gần đây có thông tin luồng vốn Trung Quốc núp bóng vào bất động sản Việt Nam, Tổng cục thống Kê có nắm được số liệu hay không? Đại diện Tổng cục này cho biết: “Chưa có số liệu chi tiết thế này” và “Phải có chương trình điều tra cụ thể”.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT): Về thông tin luồng đầu tư về bất động sản và ngành gỗ, những dữ liệu cổ phần của doanh nghiệp Trung Quốc thì chúng ta cần phải có dữ liệu điều tra chuyên sâu.
Tổng cục Thống kê “không nắm được” số liệu Trung Quốc mua bất động sản Việt Nam
Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)

“Bởi một nhà đầu tư đang đầu tư ở Trung Quốc, mua cổ phần từ Trung Quốc, bán đi vì rủi ro, đem tiền đó sang bên này mua thì cũng phải theo dõi ở địa bàn, cấp trung ương”, ông Phong khẳng định.

Đại diện Tổng cục Thống kê nói: “Chúng ta phải có chương trình điều tra cụ thể, còn đứng trên góc độ nhà thu thập thống kê, chúng tôi chưa có số liệu chi tiết thế này”.

Hôm 27/6, trả lời báo chí tại cuộc họp thường kỳ quý 2/219 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định sẽ làm rõ việc vốn Trung Quốc núp bóng đầu tư vào Việt Nam từ Hồng Kông, từ Trung Quốc đại lục ở một số ngành và lĩnh vực.

Đáng nói hơn, tại kỳ họp Quốc hội diễn ra đầu tháng 6, Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm cho biết có hiện tượng người Việt đứng tên cho người nước ngoài, ngành công an không coi những giao dịch này là “giao dịch thương mại bình thường”; do đó sẽ nghiên cứu để có đề xuất quản lý chặt chẽ hơn.

Nhiều Đại biểu Quốc hội khẳng định, việc người Trung Quốc, nhà đầu tư Trung Quốc mua dự án bán lúa non (dự án chưa xây xong, dở dang) hoặc mua nhà đất ven biển đứng tên người Việt là nguy cơ cho quốc gia. Hiện tại, các địa phương như Nha Trang, Phú Quốc được nghi ngờ là có nhiều hành vi vốn Trung Quốc, người Trung Quốc “núp bóng” để mua đất đai Việt Nam.

Một thông tin khác cũng gây lo ngại, theo ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends gần đây xuất hiện nhiều dự án có quy mô vốn rất từ 2 – 5 triệu USD của Trung Quốc đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam, để xuất đi các nước, đây là nguy cơ hàng Trung Quốc giả hàng Việt Nam và có thể bị các nước điều tra, đánh thuế và Việt Nam là điểm xuất khẩu hộ cho Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Trí xung quanh việc Trung Quốc (bao gồm Trung Quốc đại lục và Hồng Kông) đầu tư vốn lớn hơn 7,6 tỷ USD, song có hơn 4 tỷ USD để mua sắm doanh nghiệp Việt, Tổng cục Thống kê có cảnh báo gì?

Bên cạnh đó, việc quy mô vốn/dự án của Trung Quốc vào Việt Nam mới chỉ từ 2 – 7 triệu USD (46 tỷ đến 160 tỷ đồng) có đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh Việt Nam mở cửa với vốn châu Âu sắp tới qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA?

Ông Phong cho biết: Không nên lo lắng dự án có quy mô vốn bé.

Theo ông này, đối với thu hút của Việt Nam, thu hút có chọn lọc, nhưng ko thể nói những dự án quy mô bé, 3 – 5 triệu USD/dự án, chúng ta không thể vì quy mô bé mà phân biệt, họ đầu tư, mang vốn vào, mang lại lợi ích vào Việt Nam, chúng ta phải hoan nghênh.

Ông này nhấn mạnh, đối với chính sách thu hút trọng điểm, Việt Nam vẫn thu hút các dự án lớn phát triển tốt về mặt môi trường, kinh tế. Không nên lo lắng dự án quy mô bé.

Đại diện Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư cũng cho biết hiện doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào dệt may, da giày, săm lốp ô tô, điện tử…

Theo ông Phong, hiện nay vốn Trung Quốc vào Việt Nam có tăng đột biến bởi tổng đầu tư cấp mới, tăng thêm, cổ phần là 7,5 tỷ USD, trong đó Hồng Kông là 5,3 tỷ USD, Trung Quốc là 2,2 tỷ USD.

“Như chúng ta đã biết, trong năm 2017, cả Trung Quốc và Hồng Kông vào Việt nam cũng chỉ 3,7 tỷ USD, 2018 là 5,8 tỷ USD, chúng tôi đánh giá đây là đột biến”, ông Phong nói.

Vụ trưởng Phong nói: Hiện vốn Trung Quốc tăng mạnh vào Việt Nam khiến chúng ta có ba thách thức lớn. Cụ thể là Việt Nam thành cứ điểm của nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ.

“Việt Nam vô tình vi phạm cam kết về nguồn gốc xuất xứ, Mỹ có thể xem xét điều này để trừng phạt, chuyển giá”, ông Phong nói.

Mặc dù trên phương tiện thông tin đại chúng, kể cả kết luận của một số Bộ, ngành và lo ngại của Đại biểu Quốc hội về người Trung Quốc tuồn vốn vào mua đất ở Việt Nam, song đến nay chưa có thống kê chính thức nào từ các cơ quan chức năng.

Nguồn Dân Trí
,