Zing ngày 27-09 bóc trần cái gọi là nồi cơm tách đường, nồi cơm tách đường được mô tả tốt cho người bị bệnh tiểu đường, giảm lượng đường trong máu, không béo phì, không tăng cân.
Để tăng uy tín đối với người sử dụng, một số video còn quảng cáo sản phẩm là kết quả nghiên cứu, được các nhà khoa học của Viện Công nghệ sinh học - công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa, Hà Nội công nhận.
Lời quảng cáo "có cánh" trên đã đánh vào tâm lý của người tiêu dùng, đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường, ăn kiêng. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền để mua về loại nồi được khẳng định là tốt cho sức khỏe này.
Trước những quảng cáo rầm rộ trên mạng, bác sĩ Phan Quốc Sỹ, khoa Nội khoa - Tiểu đường (Bệnh viện Bạch Mai), bức xúc: “Tôi xin bác bỏ trò lừa bịp này của những kẻ lợi dụng lòng tin của mọi người để bán hàng vô bổ trục lợi”.
Chuyên gia này phân tích cơm chín hoặc bánh mì chứa 50% gluxit phức hợp dưới dạng tinh bột amidon. Khi vào cơ thể, đường sẽ được các men tiêu hóa như amylase... thủy phân thành đường đơn glucose để được hấp thụ thấm vào máu tĩnh mạch cửa rồi dự trữ ở gan dưới dạng glycogen, để dùng dần giữa các bữa ăn trong ngày, lấy năng lượng cho tế bào cơ và não hoạt động. Nếu tách và loại đường trong tinh bột, không có năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. "Thật là hoang đường khi nói có thể loại hoặc tách gluxit trong cái được gọi là 'nồi cơm điện tách đường' này”, chuyên gia chia sẻ.
TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, cũng cho biết bản thân không tin vào sự thần kỳ của chiếc nồi này. “Về chiếc nồi cơm tách đường có 2 vấn đề cần phải nói rõ. Thứ nhất, như tôi biết nồi đó không có bộ phận làm chuyển hóa đường có trong gạo sang chất khác. Thứ 2, khi nấu, giả sử do bốc hơi hay ‘rút nước đáy’ làm mất đường thì mất cả chất dinh dưỡng khác, vậy ăn cơm này làm gì”, chuyên gia thẳng thắn.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cũng khẳng định loại nồi này không có tác dụng như quảng cáo.
Ông cho biết nước cơm là loại nước chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ ích. Từ xa xưa, khi chưa có sữa, các mẹ thường lấy nước cơm để cho trẻ ăn, rất bổ dưỡng. Với nồi cơm tách đường, nguyên lý hoạt động là cho nhiều nước vào gạo hơn bình thường. Nhờ nguyên lý gạn nước mà lượng đường lẫn trong nước gạo sẽ được tách riêng ra khỏi cơm để chảy vào một ngăn chứa, đổ đi. Theo đó, việc gạt bỏ loại nước này sẽ bỏ phí nguồn dinh dưỡng quý. Bên cạnh đó, trong gạo có hàm lượng đường rất ít, khoảng 0,4% đường, thành phần tinh bột là chính.
“Theo quảng cáo, nồi cơm điện tách đường tách được khoảng 20-30% lượng đường trong gạo. Như vậy, 30% của 0,4% lượng đường trong gạo là một con số rất ít. Như vậy, nồi cơm này chỉ tách được lượng đường không đáng kể, không đáng để quảng cáo và mua về sử dụng”, PGS Thịnh nói.
Trước đó cơ quan truyền thông đầy uy tín là VTV đã dành cho sản phẩm nồi cơm tách đường những lời có cánh, làm cho những người bệnh tiểu đường phải xuống tiền ngay.
(Trích) Kết quả nghiên cứu của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho thấy công nghệ tách đường của Ninosun giúp giảm từ 20 - 30% lượng đường bột trong cơm gạo tẻ trắng và cơm gạo lứt, trong khi, hàm lượng vitamin, khoáng, protein và lipid vẫn giữ được phần lớn trong cơm.
Kết quả này giúp những người mắc bệnh tiểu đường có thể hạn chế được mức đường trong máu, kiểm soát tốt các tình huống khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết.
Cách nấu cơm tách đường khá đơn giản, chỉ cần bỏ gạo vào lõi trên của sản phẩm, sau đó đổ nước để nấu. Nước sẽ rút dần và hút toàn bộ lượng đường xuống lõi dưới. Lượng nước còn lại bên dưới vẫn có thể tận dụng để nấu canh hoặc súp cho người bệnh tiểu đường.
(hết trích)
Người bệnh ung thư đang hoang mang về thông tin thuốc trị ung thư giả qua phiên tòa VNPharma giờ thì đến lượt người tiểu đường bí đái luôn với nồi cơm tách đường má ơi có cánh như Cô Tếch.
(Fb Hoang Linh) Công Nghệ , Tin trong nước , Xã hội
No comments:
Post a Comment