Liên quan đến vụ lãnh đạo huyện đi xe hơi nhận nhà nghĩa tình “khủng” mà công luận đang quan tâm, từ Tây Ninh, phóng viên Dân trí tiếp tục tìm hiểu cho thấy nhiều nội dung bất ngờ về ông Lê Văn Tuấn – Phó Chủ tịch HĐND, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành, nhân vật chính của vụ bê bối này.
Hoá ra, trước khi nhận được “nhà nghĩa tình cựu chiến binh” có trị giá gấp 5 lần so với bình thường mà Dân trí đã nêu, thì ông Lê Văn Tuấn cũng đã từng có “vết” khi tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn 2012-2013.
Cụ thể, ông này đã bị phanh phui vụ việc không tham gia du kích hoặc bộ đội trước năm 1975 nhưng vẫn được hưởng chính sách nạn nhân chất độc da cam. Đây là chính sách dành cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này.
Sau khi bị cắt trợ cấp và thu hồi tiền đã lãnh từ 1/2/2012 đến 30/11/2013, ông Lê Văn Tuấn đã giải thích trước cuộc họp do UBND huyện Châu Thành chủ trì như sau:
“Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị bệnh tiểu đường nên đã phô tô hồ sơ lý lịch cán bộ, tự ý sửa hồ sơ về thời gian tham gia cách mạng tháng 3/1975 (thực tế bản thân tham gia cách mạng từ 6/1975) để làm hồ sơ chất độc hóa học. Nay bản thân tự nhận thấy việc làm của mình sai nên tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp từ 2/2012 – 11/2013”.
Dù rằng, sự việc đã trôi qua lâu, song người viết cảm thấy khó lòng mà chấp nhận được cách giải thích mang tính bao biện, lấp liếm, không trung thực như vậy của ông Lê Văn Tuấn ở thời điểm đó.
Thứ nhất, ông Tuấn không hề “tự nhận thấy việc làm của mình sai” rồi “tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp” như đã trình bày mà chẳng qua là đã bị Chi hội cựu chiến binh ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền phát hiện, phanh phui sự thật.
Chi hội đã có đơn kiến nghị lên trên và trước sức ép của tổ chức, ông Tuấn mới có hành động làm đơn nhận khuyết điểm. Đây hoàn toàn không xuất phát từ sự tự giác.
Thứ hai, ông Tuấn lấy lý do “hoàn cảnh khó khăn” và bản thân bị bệnh tiểu đường để biện minh cho việc làm sai trái, gian dối của mình là không thuyết phục. Người ta nói “đói cho sạch, rách cho thơm”, ấy là nguyên tắc căn bản để làm người, chứ chưa nói là phẩm chất ngay thẳng, khí khái của một người lính.
Xin hỏi ông Tuấn, với căn bệnh tiểu đường mà ông mắc phải, chắc chắn đã được bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí chữa trị. Vậy, không biết sự khó khăn của ông đã cùng cực đến mức nào mà ông hết lần này lượt khác cố tình trục lợi nguồn tiền từ bảo hiểm xã hội, “ăn chặn” quyền lợi của những cựu chiến binh có hoàn cảnh thực sự khó khăn khác trên địa bàn?
Được biết từ năm 2004 ông Tuấn đã được xây nhà tình nghĩa rồi, đến năm 2012 vẫn gian dối hưởng chế độ chính sách, đến nay tiếp tục vin vào “khó khăn” để nhận thêm nhà “nghĩa tình” (chẳng những thế giá trị lại còn vượt gấp 5 lần bình thường). Ông không cảm thấy một chút gì gọi là xấu hổ hay sao?
Đã là lãnh đạo huyện, có trình độ học vấn, tôi tin ông Tuấn hẳn đã được biết về trường hợp cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hoa đạp xe lên UBND xã, quyết xin ra khỏi diện hộ nghèo. Lý lẽ của cụ mới đơn giản làm sao: Bởi cụ vẫn còn có sức lao động, không cớ gì lại ghi danh hộ nghèo, như thế là gánh nặng cho chính quyền, cho Đảng và Nhà nước.
Một người dân bình thường, già cả, tuổi cao sức yếu mà còn có nhận thức đầy tự trọng như thế, đằng này ông Lê Văn Tuấn lại ở hàng ngũ cán bộ huyện, là Phó Chủ tịch HĐND, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành! Nếu không vì ông Tuấn giữ những chức vụ đó, liệu có chuyện được trao nhà nghĩa tình “khủng” như thế hay không?
Bức xúc hơn là sau khi vỡ lở chuyện gian dối năm 2013, ông Tuấn không hề bị kỷ luật mà tiếp tục làm PCT HĐND huyện Châu Thành cho đến nay, lại còn vào được Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành. Đến đây, người viết thực sự cảm thấy lo ngại. Một người nhân cách “có vấn đề” như ông Tuấn để có thể “leo cao, chui sâu” được suốt nhiều năm qua, liệu có thế lực nào “chống lưng” hay không?
Câu nói nổi tiếng của bà Nguyễn Thị Doan khi còn là Phó Chủ tịch nước, đến nay thực vẫn ám ảnh: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa”…
Theo Dân trí
Chính trị
,
Kinh tế
,
Pháp luật
,
Xã hội
Hoá ra, trước khi nhận được “nhà nghĩa tình cựu chiến binh” có trị giá gấp 5 lần so với bình thường mà Dân trí đã nêu, thì ông Lê Văn Tuấn cũng đã từng có “vết” khi tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn 2012-2013.
Cụ thể, ông này đã bị phanh phui vụ việc không tham gia du kích hoặc bộ đội trước năm 1975 nhưng vẫn được hưởng chính sách nạn nhân chất độc da cam. Đây là chính sách dành cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này.
Sau khi bị cắt trợ cấp và thu hồi tiền đã lãnh từ 1/2/2012 đến 30/11/2013, ông Lê Văn Tuấn đã giải thích trước cuộc họp do UBND huyện Châu Thành chủ trì như sau:
“Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị bệnh tiểu đường nên đã phô tô hồ sơ lý lịch cán bộ, tự ý sửa hồ sơ về thời gian tham gia cách mạng tháng 3/1975 (thực tế bản thân tham gia cách mạng từ 6/1975) để làm hồ sơ chất độc hóa học. Nay bản thân tự nhận thấy việc làm của mình sai nên tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp từ 2/2012 – 11/2013”.
Dù rằng, sự việc đã trôi qua lâu, song người viết cảm thấy khó lòng mà chấp nhận được cách giải thích mang tính bao biện, lấp liếm, không trung thực như vậy của ông Lê Văn Tuấn ở thời điểm đó.
Thứ nhất, ông Tuấn không hề “tự nhận thấy việc làm của mình sai” rồi “tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp” như đã trình bày mà chẳng qua là đã bị Chi hội cựu chiến binh ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền phát hiện, phanh phui sự thật.
Chi hội đã có đơn kiến nghị lên trên và trước sức ép của tổ chức, ông Tuấn mới có hành động làm đơn nhận khuyết điểm. Đây hoàn toàn không xuất phát từ sự tự giác.
Thứ hai, ông Tuấn lấy lý do “hoàn cảnh khó khăn” và bản thân bị bệnh tiểu đường để biện minh cho việc làm sai trái, gian dối của mình là không thuyết phục. Người ta nói “đói cho sạch, rách cho thơm”, ấy là nguyên tắc căn bản để làm người, chứ chưa nói là phẩm chất ngay thẳng, khí khái của một người lính.
Xin hỏi ông Tuấn, với căn bệnh tiểu đường mà ông mắc phải, chắc chắn đã được bảo hiểm y tế chi trả phần lớn chi phí chữa trị. Vậy, không biết sự khó khăn của ông đã cùng cực đến mức nào mà ông hết lần này lượt khác cố tình trục lợi nguồn tiền từ bảo hiểm xã hội, “ăn chặn” quyền lợi của những cựu chiến binh có hoàn cảnh thực sự khó khăn khác trên địa bàn?
Được biết từ năm 2004 ông Tuấn đã được xây nhà tình nghĩa rồi, đến năm 2012 vẫn gian dối hưởng chế độ chính sách, đến nay tiếp tục vin vào “khó khăn” để nhận thêm nhà “nghĩa tình” (chẳng những thế giá trị lại còn vượt gấp 5 lần bình thường). Ông không cảm thấy một chút gì gọi là xấu hổ hay sao?
Đã là lãnh đạo huyện, có trình độ học vấn, tôi tin ông Tuấn hẳn đã được biết về trường hợp cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hoa đạp xe lên UBND xã, quyết xin ra khỏi diện hộ nghèo. Lý lẽ của cụ mới đơn giản làm sao: Bởi cụ vẫn còn có sức lao động, không cớ gì lại ghi danh hộ nghèo, như thế là gánh nặng cho chính quyền, cho Đảng và Nhà nước.
Một người dân bình thường, già cả, tuổi cao sức yếu mà còn có nhận thức đầy tự trọng như thế, đằng này ông Lê Văn Tuấn lại ở hàng ngũ cán bộ huyện, là Phó Chủ tịch HĐND, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành! Nếu không vì ông Tuấn giữ những chức vụ đó, liệu có chuyện được trao nhà nghĩa tình “khủng” như thế hay không?
Bức xúc hơn là sau khi vỡ lở chuyện gian dối năm 2013, ông Tuấn không hề bị kỷ luật mà tiếp tục làm PCT HĐND huyện Châu Thành cho đến nay, lại còn vào được Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành. Đến đây, người viết thực sự cảm thấy lo ngại. Một người nhân cách “có vấn đề” như ông Tuấn để có thể “leo cao, chui sâu” được suốt nhiều năm qua, liệu có thế lực nào “chống lưng” hay không?
Câu nói nổi tiếng của bà Nguyễn Thị Doan khi còn là Phó Chủ tịch nước, đến nay thực vẫn ám ảnh: “Người ta ăn của dân không từ cái gì nữa”…
Theo Dân trí
No comments:
Post a Comment