Việt Nam để sót một lượng lớn đối tượng nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng là người Việt vùng biên giới.
Sự kiện 34 trẻ ở Điện Biên vén màn một thực trạng rất đáng báo động là những người Việt Nam qua lại làm ăn bên kia biên giới Việt Trung. Họ đi bằng đường núi, hay còn gọi là đường tiểu ngạch mà như ông Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Nậm Pồ (Điện Biên) trong bài báo lo lắng: “Tình hình cũng căng đấy, bởi đây là vùng biên giới, có nhiều đường tiểu ngạch sang Trung Quốc”.
Chỉ riêng một huyện mà đã có hơn một ngàn gia đình có người làm ăn xuyên biên giới thì thử hỏi toàn bộ tuyến biên giới có bao nhiêu ngàn người, những người này làm sao kiểm soát?
Dịp tết vừa rồi những người Việt qua biên giới làm ăn về nhà ăn tết đã là một nguy cơ quá lớn.
Khi họ về nhà ăn tết, không chỉ là những đứa trẻ đang đi học mà còn có cả những thành viên trong gia đình đi làm ăn ở những nơi khác như Hà Nội, Sài Gòn về ăn tết.
Từ đây, dòng nguy cơ thứ cấp là khó lường.
Rõ ràng là vấn đề không đơn giản.
Vì vậy tôi phản đối nhận định của ông thứ trường Bộ y tế Nguyễn Thành Long khi ông báo cáo chính phủ là “Cho nên ta tạm yên tâm là toàn bộ đường biên vẫn ngăn chặn triệt để, không có chuyện người Trung Quốc vào Việt Nam”.
Đó là một nhận định chủ quan đầy nguy hiểm do thiếu thông tin. Có thể là các ông đã kiểm soát được người Trung quốc vào Việt Nam nhưng liệu các ông có thể kiểm soát tình trạng như tôi vừa kể ra hay không? Chắc chắn là không rồi.
Theo FB Trần Đình Thu Tin trong nước , Xã hội , Y tế
No comments:
Post a Comment