Nếu Hải quân Trung Quốc có kế hoạch mạo hiểm tiến vào Ấn Độ Dương thì Type 095 sẽ là sự thúc đẩy lớn đối với năng lực của họ.
Hải quân Ấn Độ đang tích cực xây dựng năng lực tàu ngầm riêng. Dễ thấy nhất là việc các tàu ngầm hạt nhân mới đang được chế tạo nhưng phía dưới bề nổi của tảng băng còn là những bước đi chiến lược khác nhằm đảm bảo sự thống trị của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn Độ cũng đang tăng cường sự hiện diện của mình ở quần đảo Andaman và Nicobar, gần eo biển chiến lược Malacca.
Theo tờ Forbes, động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang gia tăng. Nhìn bề ngoài sẽ có cảm giác như thể hai phía có thể nổ súng bất cứ lúc nào bất chấp mọi nỗ lực giảm leo thang. Cuộc đụng độ biên giới gần đây nhất giữa Trung-Ấn tại thung lũng Galwan đã khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng.
Hải quân Ấn Độ có thể sẽ đóng vai trò tích cực trong cuộc khủng hoảng đó – cuộc khủng hoảng cách xa biển nhưng trọng tâm vẫn nằm ở Ấn Độ Dương và eo biển Malacca. Điều này rất quan trọng vì năng lực hải quân của Trung Quốc đang gia tăng, cùng với đó là khả năng triển khai sức mạnh vào Ấn Độ Dương.
Viết trên tờ Sunday Guardian, Đại tá James E. Fanell gần đây dự đoán rằng Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ có 110 tàu ngầm vào năm 2030. Tuy nhiên, eo biển Malacca vẫn sẽ là nút thắt cổ chai giữa lãnh hải của Trung Quốc và Ấn Độ Dương.
Tàu ngầm thế hệ mới Type 095 của Trung Quốc [đang tiến gần đến đợt triển khai đầu tiên] sẽ có khả năng “tàng hình” cao hơn và tiên tiến hơn. Nhưng quan trọng hơn cả, chúng dự kiến sẽ có kích cỡ lớn hơn nhiều và điều đó có thể được diễn giải là chúng sẽ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tầm xa hơn.
Các tàu ngầm Type 093 lớp Chang của Trung Quốc hiện nay cũng chạy bằng năng lượng hạt nhân, do đó chúng gần như có phạm vi hoạt động không giới hạn.
Tuy nhiên, không gian bên trong tàu lại nhỏ hơn đáng kể so với nhiều tàu ngầm hạt nhân khác. Điều này đã giới hạn quy mô thủy thủ đoàn và khả năng dự trữ hành trình của tàu, do yếu tố con người được cho là một hạn chế lớn đối với phạm vi hoạt động của tàu ngầm hạt nhân.
Nếu Hải quân Trung Quốc có kế hoạch mạo hiểm tiến vào Ấn Độ Dương thì Type 095 sẽ là sự thúc đẩy lớn đối với năng lực của họ. Trung Quốc hiện đã có một căn cứ hải quân ở Djibouti, mang lại sự hiện diện thường trực cho PLAN trong khu vực.
Một số đồn đoán cho biết Trung Quốc cũng đang thực hiện kế hoạch tương tự tại cảng Gwadar ở Pakistan, đây có thể sẽ là nơi đặt một căn cứ nước ngoài khác cho Hải quân Trung Quốc.
Trong khi đó, Hải quân Pakistan – kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ – cũng đang tích cực hiện đại hóa và mở rộng hạm đội tàu ngầm. Nước này đã bổ sung các tàu ngầm tuần tra mới mua từ Trung Quốc, cũng như nâng cấp lực lượng tàu ngầm mini cho lực lượng đặc nhiệm.
Với những mối đe dọa mới nổi ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ cần nâng cấp các căn cứ tàu ngầm hiện có.
Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh
Các căn cứ ở bờ đông, tại vịnh Bengal, đang bảo vệ Ấn Độ trước các mối đe dọa từ phía Hải quân Pakistan. Trong khi đó, INS Varsha, một căn cứ tàu ngầm mới, đang được xây dựng để duy trì năng lực răn đe từ các tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ.
Thế nhưng, các căn cứ ở bờ đông vẫn cách khá xa eo biển Malacca, trong khi nơi đây có thể đóng vai trò quan trọng nếu xảy ra xung đột trong tương lai.
Các tàu ngầm Ấn Độ đôi lúc sẽ được triển khai từ cảng Blair ở quần đảo Andaman và Nicobar – thuộc phần lãnh thổ xa hơn về phía đông của Ấn Độ, chúng nên được bố trí để đáp trả cuộc khủng hoảng xảy ra ở đó.
Các tàu ngầm diesel-điện của Ấn Độ thì phù hợp với hoạt động trong các vùng nước tương đối nông ở đó. Chúng có thể đóng vai trò như những con mắt đi trước, hỗ trợ cho các tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ tuần tra vùng nước sâu. Chính trị , Quân sự , Tin quốc tế
No comments:
Post a Comment