Cập nhật tin tức nóng hổi

Cát Linh – Hà Đông: Tăng vốn lên 20.000 tỷ rồi nói “bất lực” trước tiến độ dự án, ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân?

Cát Linh – Hà Đông trải qua bao đời Bộ trưởng, đời nào cũng được hứa hẹn nhưng đến nay gần chục năm rồi mà vẫn nằm chình ình ra đó như một tượng đài ô nhục khổng lồ ngay giữa thủ đô. Vậy mà khi dân tình phản ánh, thì ngay lập tức bị xử lý cho ra ngô ra khoai. Chậm tiến độ, đội vốn năm lần bảy lượt, đội mãi đến 20.000 ngàn tỷ rồi giờ kêu “bất lực” trước tiến độ của dự án. Thử hỏi, những người đổ tiền vào dự án không hề ấn định được ngày đưa vào sử dụng, thì sẽ phải xử lý thế nào?

Cát Linh – Hà Đông là một dự án đầy tai tiếng, đội vốn, thi công chầy bửa, gây nhiều tai nạn, chưa kịp đưa vào vận hành thương mại thì đã xuống cấp nghiêm trọng. Chưa sử dụng vậy mà nay mỗi năm, dự án phải trả lãi cho Trung Quốc trên 870 tỷ đồng, mỗi ngày khoảng 2,4 tỷ. Càng làm càng nợ, thế nhưng Bộ GTVT lại điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 8.770 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng (tăng hơn 9.230 tỷ đồng) mà không báo cáo Thủ tướng.
Cát Linh – Hà Đông: Tăng vốn lên 20.000 tỷ rồi nói “bất lực” trước tiến độ dự án, ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân?
Chưa biết Cát Linh – Hà Đông có đưa vào sử dụng được hay không nhưng người ta cứ đổ ngàn tỷ với lý do để vận hành, rồi chục ngàn tỷ để hoàn thành. Cứ rót từ vài ngàn tỷ lên đến gần 20.000 tỷ. Chắc chẳng còn cớ nào để bòn rút nên, cuối cùng, Bộ GTVT la toáng lên rằng, Bộ “bất lực” trước tiến độ của dự án. Bất lực là thế nào? Tại sao dự án không khả thi nhưng vẫn cứ l.ao đầu vào? Đót hàng chục ngàn tỷ tiền thuế của dân rồi giờ bảo “bất lực”, rồi ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân đây?

Còn nhớ trước đó, Bộ GTVT nhận định việc xây dựng dự án Tổng thầu Trung Quốc thực hiện tốt, nhưng việc vận hành khai thác còn thiếu kinh nghiệm. Lãnh đạo Bộ còn cho biết, công tác xây dựng cơ bản, cung cấp thiết bị cho dự án đến lúc này đã xong 99%, chỉ còn 1% còn lại là các hạng mục nhỏ là xong. Họ còn khẳng định, Cát Linh – Hà Đông êm hơn tàu Thống Nhất. Điều này khiến người dân thủ đô và cả nước vui mừng khôn xiết, vì sắp có đường sắt trên cao sử dụng như các nước trên thế giới, quan trọng nữa là không phải đổ tiền thuế vào đấy nữa.

Nhưng oái ăm thay, chỉ còn 1% h.ạ.ng mục nhỏ thôi mà đến giờ dự án vẫn chưa về đích. 1% là con số rất rất nhỏ cơ mà, sao đổ vào chục ngàn tỷ cho 1% ấy rồi mà nay vẫn chưa vận hành được? Liệu còn gì bí ẩn mà dư luận không được phép biết? Có nên xem xét đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đội vốn kéo dài dự án này không?

Để xảy ra tình trạng này không chỉ do tổng thầu Trung Quốc, mà Ban Quản lý Dự án và Bộ GTVT, Chủ đầu tư cũng không thể vô can. Không thể nhận lỗi và trách nhiệm một cách chung chung như hiện nay. Không thể đổ lỗi cho Tổng thầu EPC Trung Quốc phớt l.ờ chỉ đạo của Bộ GTVT, rồi không làm gì được. Không thể vin cớ nằm trong hiệp định ký vốn vay nên không thể kiểm soát được. Nếu không chỉ đạo được, sao Bộ GTVT vẫn nói với các dự án BOT hiện nay, các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia, còn các nhà đầu tư của Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc là… quan tâm và đủ năng lực?
Cát Linh – Hà Đông: Tăng vốn lên 20.000 tỷ rồi nói “bất lực” trước tiến độ dự án, ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân?
Xin thưa, một cây cầu được nối từ Cu ba sang Mỹ dài 143 km, trị giá 120 triệu USD, khởi c.ô.ng 2016 hoàn thành 2021, cầu sẽ được thiết kế chống lại bão và các dòng hải lưu mạnh. Còn Cát Linh – Hà Đông chỉ có 13 km đội vốn lên 868,04 triệu USD. Vậy ai chịu trahcs nhiệm trước tiền thuế của dân bỏ vào dự án này đây?

Trước tiên, Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm và có hành động cụ thể trước nhân dân và trước chính phủ. Nhân dân, chính phủ giao việc nhưng không làm được, tiền tiền của, thời gian, nhân lực, vật lực, mất cả lòng tin và để lại hậu quả là rất nghiêm trọng. Vì thế, lãnh đạo Bộ không thể giải thích theo kiểu của mình. Một con mãng xà được trấn yểm giữa thành Thăng Long thời hiện đại, thật vô cùng nhức nhối. Cần truy cứu trách nhiệm đến cùng những ai có liên quan.
Cát Linh – Hà Đông: Tăng vốn lên 20.000 tỷ rồi nói “bất lực” trước tiến độ dự án, ai sẽ chịu trách nhiệm trước dân?
Từ bài học đắt giá của đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dư luận càng thấy cực kỳ quan ngại trước việc nay mai thực hiện dự án đường cao tốc Bắc – Nam. Với Cát Linh – Hà Đông, chỉ 13 km mà đội vốn 40%, thi công gần chục năm chưa xong thì với cao tốc Bắc – Nam dài gấp trăm lần sẽ như thế nào, thật không dám hình dung ra những con số khủng. Bài học đắng nhưng đừng lặp lại tại cao tốc Bắc – Nam, xin đừng vì cái lợi trước mắt mà giao cao tốc Bắc – Nam cho giặc đó là tội ác.

(Tường Lâm) , , ,

No comments:

Post a Comment