Ở trụ sở một UBND xã có một tấm biển cấm lớn ngay bên trụ cổng với nội dung: “Cấm quay phim, ghi âm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ; xâm phạm, phá hoại, thu thập bí mật nhà nước…”.
Trụ sở UBND xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm – Ảnh: KHÁNH THÀNH
Từ nhiều tháng qua, tại trụ sở nhiều xã và cả trụ sở UBND huyện Tương Dương, Nghệ An đều đặt biển cấm người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm để “đảm bảo bí mật nhà nước”.
Nhiều người dân cho rằng điều này là hạn chế quyền tự do của người dân trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Cụ thể, tại trụ sở UBND xã Tam Đình, huyện Tương Dương – nằm cạnh quốc lộ 7 – được dựng một tấm biển cấm lớn ngay bên trụ cổng với nội dung: “Cấm quay phim, ghi âm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ; xâm phạm, phá hoại, thu thập bí mật nhà nước…”.
Trụ sở UBND xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm – Ảnh: KHÁNH THÀNH
Ông Vi Văn Khang – một người dân – cho biết: “Tấm biển cấm này được dựng ở đây từ gần một năm qua. Trụ sở xã là nơi người dân đến tiếp xúc hằng ngày, việc xã đặt lệnh cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm là cấm người dân không được giám sát cán bộ là rất vô lý”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không riêng xã Tam Đình mà nhiều xã khác và thậm chí tại trụ sở UBND huyện Tương Dương cũng gắn biển cấm với nội dung giống nhau.
Giải thích về việc đặt biển cấm, nhiều lãnh đạo các xã cho biết các biển cấm này được triển khai từ huyện xuống, xã nào cũng phải làm. Tuy nhiên, khi được hỏi văn bản nào quy định cho xã đặt biển cấm này, lãnh đạo các xã đều nói không nắm rõ và “xin được kiểm tra lại”.
Ông Vi Tân Hợi – phó chủ tịch HĐND huyện Tương Dương – cho biết trong một số cuộc họp thường trực huyện ủy, UBND huyện, ông cũng có ý kiến về việc người dân phản ảnh trụ sở các xã đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm là trái luật.
“Tôi đã trao đổi lại với bên UBND huyện và đề nghị các xã tháo biển cấm này” – ông Hợi nói.
Nhiều xã huyện Tương Dương cấm người dân quay phim, chụp ảnh – Ảnh: K.Thành
Chiều 10-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đức Sơn – chủ tịch UBND huyện Tương Dương – cho biết ngay sau khi nhận phản ánh của báo chí, huyện đã có công văn gửi các xã yêu cầu tháo các biển cấm quay phim, chụp ảnh ở trụ sở.
Ông Nguyễn Bá Hảo – phó giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nghệ An – cho rằng trụ sở xã là nơi không quy định cấm công dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm. Việc đặt biển cấm thường trực như vậy ở trụ sở xã là hạn chế quyền tự do của người dân trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Không thể cấm người dân
Luật sư Nguyễn Vinh Diện – trưởng văn phòng luật sư Vinh Diện và cộng sự (TP Vinh) – cho biết theo quyết định số 160/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm thì trụ sở UBND xã không thuộc khu vực cấm, địa điểm cấm bao gồm việc cấm quay phim, chụp ảnh.
“Trụ sở xã là nơi tiếp công dân, công dân có quyền ra vào để liên hệ công việc, không phải khu vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, bí mật công vụ nên không thể cấm” – luật sư Diện nói.
(Theo Tuổi Trẻ)
Chính trị
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Trụ sở UBND xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm – Ảnh: KHÁNH THÀNH
Từ nhiều tháng qua, tại trụ sở nhiều xã và cả trụ sở UBND huyện Tương Dương, Nghệ An đều đặt biển cấm người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm để “đảm bảo bí mật nhà nước”.
Nhiều người dân cho rằng điều này là hạn chế quyền tự do của người dân trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Cụ thể, tại trụ sở UBND xã Tam Đình, huyện Tương Dương – nằm cạnh quốc lộ 7 – được dựng một tấm biển cấm lớn ngay bên trụ cổng với nội dung: “Cấm quay phim, ghi âm, chụp ảnh, vẽ sơ đồ; xâm phạm, phá hoại, thu thập bí mật nhà nước…”.
Trụ sở UBND xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An) đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm – Ảnh: KHÁNH THÀNH
Ông Vi Văn Khang – một người dân – cho biết: “Tấm biển cấm này được dựng ở đây từ gần một năm qua. Trụ sở xã là nơi người dân đến tiếp xúc hằng ngày, việc xã đặt lệnh cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm là cấm người dân không được giám sát cán bộ là rất vô lý”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không riêng xã Tam Đình mà nhiều xã khác và thậm chí tại trụ sở UBND huyện Tương Dương cũng gắn biển cấm với nội dung giống nhau.
Giải thích về việc đặt biển cấm, nhiều lãnh đạo các xã cho biết các biển cấm này được triển khai từ huyện xuống, xã nào cũng phải làm. Tuy nhiên, khi được hỏi văn bản nào quy định cho xã đặt biển cấm này, lãnh đạo các xã đều nói không nắm rõ và “xin được kiểm tra lại”.
Ông Vi Tân Hợi – phó chủ tịch HĐND huyện Tương Dương – cho biết trong một số cuộc họp thường trực huyện ủy, UBND huyện, ông cũng có ý kiến về việc người dân phản ảnh trụ sở các xã đặt biển cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm là trái luật.
“Tôi đã trao đổi lại với bên UBND huyện và đề nghị các xã tháo biển cấm này” – ông Hợi nói.
Nhiều xã huyện Tương Dương cấm người dân quay phim, chụp ảnh – Ảnh: K.Thành
Chiều 10-10, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đức Sơn – chủ tịch UBND huyện Tương Dương – cho biết ngay sau khi nhận phản ánh của báo chí, huyện đã có công văn gửi các xã yêu cầu tháo các biển cấm quay phim, chụp ảnh ở trụ sở.
Ông Nguyễn Bá Hảo – phó giám đốc Sở TT&TT tỉnh Nghệ An – cho rằng trụ sở xã là nơi không quy định cấm công dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm. Việc đặt biển cấm thường trực như vậy ở trụ sở xã là hạn chế quyền tự do của người dân trong giám sát hoạt động của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Không thể cấm người dân
Luật sư Nguyễn Vinh Diện – trưởng văn phòng luật sư Vinh Diện và cộng sự (TP Vinh) – cho biết theo quyết định số 160/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc xác định khu vực cấm, địa điểm cấm thì trụ sở UBND xã không thuộc khu vực cấm, địa điểm cấm bao gồm việc cấm quay phim, chụp ảnh.
“Trụ sở xã là nơi tiếp công dân, công dân có quyền ra vào để liên hệ công việc, không phải khu vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, bí mật công vụ nên không thể cấm” – luật sư Diện nói.
(Theo Tuổi Trẻ)
No comments:
Post a Comment