‘Tất nhiên là chúng tôi không có ý so sánh nhưng nhìn đất cát mênh mông, nhà cao sừng sững của Hội Nhà báo Việt Nam mà chúng tôi chạnh lòng, chỉ mong sao được một tí như của Hội Nhà báo thôi’.
Trụ sở thứ hai của Hội Nhà báo Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội – Ảnh tư liệu
Ông Hoàng Phong Hà, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam, chia sẻ nỗi lòng tại hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2018 do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng 18-1 tại Hà Nội.
“Mong được như một tí của người ta”
Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam “khóc than” về chuyện không có trụ sở khi hội này đã trải qua 4 kỳ đại hội.
“Không dám mong được như Hội Nhà báo Việt Nam, nhưng giá như chúng tôi được như một tí của họ, có cái trụ sở be bé cho nhân viên của hội bên đó thôi mà cũng chưa được”, ông Hà nói.
Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Hà cho biết Nhà nước đã công nhận Hội Xuất bản Việt Nam là hội đặc thù, được hưởng chế độ chính sách như một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, nghĩa là được bao cấp trụ sở, tiền lương, kinh phí hoạt động, nhưng mấy chục năm qua, hội này chỉ được hưởng một suất lương và không có trụ sở.
Hiện hội phải “nhờ” trụ sở trên đường Kim Mã từ mối quan hệ riêng của lãnh đạo hội.
“Có những năm chúng tôi phải chuyển văn phòng tới 3 lần. Chúng tôi đã kêu nhiều lần. Nhà nước đã công nhận và cho chúng tôi được hưởng chế độ của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhưng chẳng ai thực hiện”, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cảm thán.
Nỗi giày vò của người làm xuất bản văn chương
Cũng nêu những khó khăn về kinh phí của những người làm xuất bản, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Thiều, giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, lại cho rằng đó không phải là nỗi giày vò lớn nhất của ông và những người làm xuất bản, đặc biệt là làm xuất bản tác phẩm văn chương.
Nỗi giày vò lớn nhất là ông phải làm gì với những bản thảo đầy thách thức để làm sao vừa giảm thiểu sai sót, vừa cho ra đời ngày càng nhiều các tác phẩm tốt, có tính lý giải hiện thực xã hội và có tính cảnh báo với xã hội.
“Chúng ta bây giờ lướt “phây” thấy sự dân chủ được mở rộng thế nào thì có thể hiểu bản thảo mà các nhà văn gửi đến chúng tôi đầy thách thức ra sao. Cuộc chiến chống tham nhũng càng cam go bao nhiêu thì chúng tôi nhận được những bản thảo về tham nhũng “ghê gớm” bấy nhiêu”.
Theo ông Thiều, làm thế nào để những người làm xuất bản không để lọt những bản thảo lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng bôi xấu chế độ; đồng thời không loại bỏ nhầm những tác phẩm tốt, phản ánh hiện thực xã hội một cách gai góc và có tính cảnh báo xã hội là việc rất khó. Đây chính là nỗi “giày vò” lớn nhất của ông và của những người làm xuất bản.
Ông Thiều cũng đề nghị các cơ quan quản lý xuất bản cần quan tâm hơn tới sách và công tác xuất bản ở khía cạnh chăm sóc cho những tác phẩm tốt ra đời chứ không chỉ quan tâm ở khía cạnh xem có sách sai phạm không để xử lý.
Trong khi đó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trong một hội nghị mới đây lại cũng than phiền về việc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn mỗi năm xuất bản tới khoảng 1.200 đầu sách.
Ông Thỉnh lo lắng về chất lượng các đầu sách được xuất bản bởi ông không tin giám đốc nhà xuất bản này đọc hết 1.200 cuốn sách được ký giấy phép xuất bản trong 1 năm ấy.
121 xuất bản phẩm vi phạm bị xử lý
Theo báo cáo hoạt động ngành xuất bản năm 2018 của Cục Xuất bản, in và phát hành, tính đến ngày 28-12, cục đã xử lý 78 xuất bản phẩm vi phạm.
Trong đó, 44 xuất bản phẩm bị xử lý do vi phạm về nội dung, 20 xuất bản phẩm sai sót về câu chữ, chính tả, 12 xuất bản phẩm vi phạm các quy định khác của Luật xuất bản như: xuất bản sai thông tin ghi trên xuất bản phẩm, xuất bản phẩm chưa nộp lưu chiểu đã phát hành… 2 xuất bản phẩm mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu và lưu hành bất hợp pháp.
Ngoài ra, các nhà xuất bản còn tự xử lý và báo cáo Cục Xuất bản, in và phát hành đối với 43 xuất bản phẩm vi phạm.
Nguồn https://tuoitre.vn/hoi-xuat-ban-lai-khoc-xin-tru-so-20190118142019365.htm
Kinh tế
,
Tin trong nước
,
Xã hội
Trụ sở thứ hai của Hội Nhà báo Việt Nam trên phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội – Ảnh tư liệu
Ông Hoàng Phong Hà, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam, chia sẻ nỗi lòng tại hội nghị giao ban cơ quan chủ quản nhà xuất bản năm 2018 do Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng 18-1 tại Hà Nội.
“Mong được như một tí của người ta”
Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam “khóc than” về chuyện không có trụ sở khi hội này đã trải qua 4 kỳ đại hội.
“Không dám mong được như Hội Nhà báo Việt Nam, nhưng giá như chúng tôi được như một tí của họ, có cái trụ sở be bé cho nhân viên của hội bên đó thôi mà cũng chưa được”, ông Hà nói.
Chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online, ông Hà cho biết Nhà nước đã công nhận Hội Xuất bản Việt Nam là hội đặc thù, được hưởng chế độ chính sách như một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, nghĩa là được bao cấp trụ sở, tiền lương, kinh phí hoạt động, nhưng mấy chục năm qua, hội này chỉ được hưởng một suất lương và không có trụ sở.
Hiện hội phải “nhờ” trụ sở trên đường Kim Mã từ mối quan hệ riêng của lãnh đạo hội.
“Có những năm chúng tôi phải chuyển văn phòng tới 3 lần. Chúng tôi đã kêu nhiều lần. Nhà nước đã công nhận và cho chúng tôi được hưởng chế độ của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp nhưng chẳng ai thực hiện”, phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam cảm thán.
Nỗi giày vò của người làm xuất bản văn chương
Cũng nêu những khó khăn về kinh phí của những người làm xuất bản, nhưng nhà văn Nguyễn Quang Thiều, giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, lại cho rằng đó không phải là nỗi giày vò lớn nhất của ông và những người làm xuất bản, đặc biệt là làm xuất bản tác phẩm văn chương.
Nỗi giày vò lớn nhất là ông phải làm gì với những bản thảo đầy thách thức để làm sao vừa giảm thiểu sai sót, vừa cho ra đời ngày càng nhiều các tác phẩm tốt, có tính lý giải hiện thực xã hội và có tính cảnh báo với xã hội.
“Chúng ta bây giờ lướt “phây” thấy sự dân chủ được mở rộng thế nào thì có thể hiểu bản thảo mà các nhà văn gửi đến chúng tôi đầy thách thức ra sao. Cuộc chiến chống tham nhũng càng cam go bao nhiêu thì chúng tôi nhận được những bản thảo về tham nhũng “ghê gớm” bấy nhiêu”.
Theo ông Thiều, làm thế nào để những người làm xuất bản không để lọt những bản thảo lợi dụng cuộc chiến chống tham nhũng bôi xấu chế độ; đồng thời không loại bỏ nhầm những tác phẩm tốt, phản ánh hiện thực xã hội một cách gai góc và có tính cảnh báo xã hội là việc rất khó. Đây chính là nỗi “giày vò” lớn nhất của ông và của những người làm xuất bản.
Ông Thiều cũng đề nghị các cơ quan quản lý xuất bản cần quan tâm hơn tới sách và công tác xuất bản ở khía cạnh chăm sóc cho những tác phẩm tốt ra đời chứ không chỉ quan tâm ở khía cạnh xem có sách sai phạm không để xử lý.
Trong khi đó, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh trong một hội nghị mới đây lại cũng than phiền về việc Nhà xuất bản Hội Nhà Văn mỗi năm xuất bản tới khoảng 1.200 đầu sách.
Ông Thỉnh lo lắng về chất lượng các đầu sách được xuất bản bởi ông không tin giám đốc nhà xuất bản này đọc hết 1.200 cuốn sách được ký giấy phép xuất bản trong 1 năm ấy.
121 xuất bản phẩm vi phạm bị xử lý
Theo báo cáo hoạt động ngành xuất bản năm 2018 của Cục Xuất bản, in và phát hành, tính đến ngày 28-12, cục đã xử lý 78 xuất bản phẩm vi phạm.
Trong đó, 44 xuất bản phẩm bị xử lý do vi phạm về nội dung, 20 xuất bản phẩm sai sót về câu chữ, chính tả, 12 xuất bản phẩm vi phạm các quy định khác của Luật xuất bản như: xuất bản sai thông tin ghi trên xuất bản phẩm, xuất bản phẩm chưa nộp lưu chiểu đã phát hành… 2 xuất bản phẩm mạo danh nhà xuất bản, in lậu, nhập lậu và lưu hành bất hợp pháp.
Ngoài ra, các nhà xuất bản còn tự xử lý và báo cáo Cục Xuất bản, in và phát hành đối với 43 xuất bản phẩm vi phạm.
Nguồn https://tuoitre.vn/hoi-xuat-ban-lai-khoc-xin-tru-so-20190118142019365.htm